Site icon Medplus.vn

Ba Chẽ | Dược Liệu Quý Giúp Chữa Rắn Cắn Hiệu Quả

Ba chẽ còn có tên gọi khác là Đậu bạc đầu, Niễng đực, Ván đất, Tràng quả tam giác, có tính ôn, vị ngọt và hơi đắng, không độc, có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả trên thực nghiệm,… Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu ba chẽ nào hiện nay? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Đậu bạc đầu; Niễng đực; Ván đất; Tràng quả tam giác

Tên khoa học: Desmodium triangulare (Retz.) Schindl. – Hedysarum triangulare Retz

Họ: Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae)

Đặc điểm dược liệu

Ba chẽ là cây bụi nhỏ, sống lâu năm, cao 0.5 – 2m, có khi hơn. Thân tròn, phân nhiều cành. Cành non mảnh, hình tam giác dẹt, uốn lượn, có cạnh, lông mềm màu trắng. Lá kép mọc so le, gốc gần tròn hay tù, đầu nhọn ngắn, mặt trên có lông mềm màu trắng, mặt dưới phủ một lớp lông tơ dày.  Đặc biệt, các lá non ở ngọn phủ lớp lông tơ trắng nhiều hơn cả 2 mặt.

Cụm hoa ba chẽ tụ họp ở kẽ lá thành chùm ngắn, lá bấc nhiều, dạng lá kèm, có lông mềm, hoa nhỏ, 10 – 20 cái, màu trắng. Đài có lông mềm, chia 4 thùy, thùy dưới dài hơn ba thùy trên. Cánh hoa có móng hẹp; bó nhị bó, bao phấn thuôn màu nâu.

Quả dâu, không cuống, có mép lươn, thắt lại ở giữa các hạt thành 2 – 3 đốt, có lông mềm màu trắng bạc.

Bộ phận dùng

Bộ phận sử dụng của ba chẽ là lá.

Thu hái và chế biến

Lá ba chẽ thu hái vào tháng 7 – 9, dùng tươi hoặc phơi sấy khô ở nhiệt độ không quá 50°C. Dược liệu được bào chế thành dạng cao nước, cao khô, và dập thành viên nén.

Sau khi thu hái, rửa sạch dược liệu để dùng tươi, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ dưới 500 độ C. Khi dùng sắc lấy nước uống, nấu thành cao nước, cao khô, tán bột hoặc dập thành viên. Lá dược liệu khi phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thích hợp, lá còn giữ được màu xanh có khả năng sát khuẩn tốt hơn lá phơi đến úa vàng.

Phân bố

Cây phân bố rộng rãi ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du. Độ cao phân bố tới trên 1000m. Cây còn có ở nhiều nước nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á khác.

Tại Việt Nam, cây ba chẽ là một loại cây mọc hoang tại những vùng núi thấp, cao nguyên và trung du. Dược liệu xuất hiện nhiều ở các vùng: Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Hòa Bình, Đắc Lắc, Gia Lai, Hà Bắc, Kon Tum.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Lá Ba chẽ chứa tanin, flavonoid, acid hữu cơ và alkaloid. 

Tính vị

Tính ôn, vị ngọt, hơi đắng, không độc.

Quy kinh

Chưa có thông tin.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

Dược liệu có khả năng kháng sinh đối với trực khuẩn lỵ, đặc biệt là Shigella dýenteriae và Shigella Shigae. Cao dược liệu dạng nước có tác dụng kháng sinh mạnh hơn cao cồn. Độ cồn của dung môi càng cao, tác dụng kháng khuẩn của dược liệu càng giảm.

Dược liệu có khả năng ức chế Staphylococus Aureus và ức chế yếu hơn đối với Eschesichia Coli, Sh. Flexneri, Sh. Sonnei. Tuy nhiên những hoạt chất trong dược liệu không có khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của Hemolyticus, Diplococus Pneumoniae, Enterococus, Streptococus.

Trong nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng tác dụng chống viêm của dược liệu thể hiện rõ nhất ở cả hai giai đoạn gồm cấp và bán cấp của phản ứng viêm thực nghiệm

Tác dụng này được chứng minh khá mạnh ở chuột cống non.

Theo y học cổ truyền:

Cách dùng và liều lượng

Dùng trong: Sau khi thu hái, rửa sạch dược liệu để dùng tươi, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ dưới 500 độ C. Khi dùng sắc lấy nước uống, nấu thành cao nước, cao khô, tán bột hoặc dập thành viên.

Dùng ngoài: Dùng tươi, nhai hoặc cho vào cối giã nát, đắp ngoài.

Dùng 10 – 50 gram/ngày.

3. Bài thuốc sử dụng

Bài thuốc từ cây Ba chẽ điều trị rắn cắn

Dùng 10 gram lá dược liệu mang đi rửa sạch với nước muối. Nhai nát dược liệu, nuốt nước. Đắp bã dược liệu lên vùng da bị rắn cắn. Hoặc cho dược liệu vào cối và thực hiện giã nhuyễn. Chắt lấy phần nước cốt để uống, phần bã đắp vào chỗ bị rắn cắn.

Bài thuốc từ cây Ba chẽ điều trị lỵ

Dùng 30 – 50 gram lá dược liệu rửa sạch với nước muối, để ráo nước. Phơi khô dược liệu dưới bóng râm hoặc mang đi sao vàng. Cho dược liệu vào nồi cùng với 800ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 20 phút hoặc cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 400ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/lần cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Bài thuốc từ cây Ba chẽ điều trị bong gân, gãy xương, đau nhức xương khớp

Dùng 50 gram lá dược liệu rửa sạch với nước muối, để ráo nước. Cho dược liệu vào cối và thực hiện giã nát. Đắp dược liệu lên vị trí đau. Dùng gạc bó cố định trong 1 ngày. Thực hiện liên tiếp trong 7 ngày. Đối trường hợp gãy xương, sau khi thực hiện bài thuốc, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được kiểm tra và có cách xử lý thích hợp hơn.

Bài thuốc từ cây Ba chẽ điều trị phong tê thấp

Dùng 30 gram dược liệu. Sau khi rửa sạch dược liệu với nước muối, cho được liệu vào cối và thực hiện giã nát. Vệ sinh da sạch sẽ và đắp dược liệu lên vị trí đau. Dùng vải mềm hoặc gạc băng cố định. Giữ nguyên trạng thái trong 1 ngày thì thay dược liệu mới. Thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày.

Bài thuốc từ cây Ba chẽ điều trị lỵ trực khuẩn, tiêu chảy và một số bệnh lý khác liên quan đến nhiễm khuẩn do tụ cầu khuẩn

Dùng 200 gram lá dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào nồi cùng với một ít nước lọc và nấu thành cao khô. Để nguội bớt và nắn thành từng viên khoảng 0,25 gram. Đối với người lớn uống 10 – 12 viên/ngày, chia thành 2 lần uống. Đối với trẻ em từ 1 – 3 tuổi uống 2 – 3 viên/ngày, chia thành 2 lần uống. Đối với trẻ em từ 4 – 7 tuổi uống 4 – 5 viên/ngày, chia thành 2 lần uống. Sử dụng liên tục cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng ba chạc cần lưu ý: Không nên sử dụng cây Ba chẽ dài ngày vì có thể gây táo bón.

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version