Site icon Medplus.vn

Ba Kích | THẦN DƯỢC phòng the dành cho QUÝ ÔNG

ba-kich-than-duoc-phong-the-danh-cho-quy-ong

ba-kich-than-duoc-phong-the-danh-cho-quy-ong

Theo tài liệu Đông Y thì Ba Kích có vị ngọt, tính ấm vào kinh thận. Giúp ôn thận, tráng dương, cường tráng cân cốt, khử phong thấp. Cùng MedPlus tìm hiểu về các công dụng và bài thuốc về Ba Kích nhé !

Thông tin cơ bản

ba-kich-than-duoc-phong-the-danh-cho-quy-ong
ba-kich-than-duoc-phong-the-danh-cho-quy-ong

1. Thông tin khoa học:

  • Tên Tiếng Việt: Ba kích, Ruột gà, Thao tày cáy (Mán), Ba kích thiên, Sáy cáy (Thái), Chầu phóng sì (Tày), Chổi hoàng kim, Chày kiằng đòi (Dao)
  • Tên khoa học: Morinda officinalis How
  • Họ: Cà phê ( Rubiaceae )

2. Mô tả Cây

  • Đây là cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn, thân non mầu tím, có lông, phía sau nhẵn, cành non, có cạnh, lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, cứng.
  • Quả hình cầu, khi chín mầu đỏ, mang đài còn lại ở đỉnh.
  • Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-10.

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

  • Ở Việt Nam hiện đã biết khoảng gần chục loài. Trong số 3 -4 loài dây leo, ba kích là một cây thuốc quan trọng. Ba kích mới chỉ thấy phân bố ở một số tỉnh trung du và miền núi Hòa Bình và Hà Tây. Một vài địa phương khác cũng đã phát hiện thấy cây Ba kích nhưng không đáng kể
  • Ba kích là một cây thuốc quý, vừa có giá trị sử dụng trong nước, vừa được xuất khẩu. Trước năm 1975, mỗi năm có thể thu mua được vài chục tấn. Việc khai thác quá mức và rừng thường xuyên bị tàn phá đã làm cho cây thuốc này trở nên hiếm

Thu hoạch

  • Về thời gian thu hoạch, các tài liệu hiện có chưa thống nhất; ít nhất là sau 3 năm mới có thể thu hoặc được, thời điểm thu hoặc thường là tháng 10 – 12 hoặc vào đầu xuân để tận dụng lấy giống trồng cho vụ sau.

Bộ phận dùng

  • Rễ phơi hay sấy khô được sử dụng để làm vị thuốc.

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

  • Trong rễ chứa thành phần hóa học chính là các hợp chất anthranoid, các hợp chất iridoid,đường, nhựa, acid hữu cơ, phytosterol và ít tinh dầu, morindin, rễ tươi có chứa vitamin C (Đỗ Tất Lợi, 2005).

B. Tác dụng dược lý

  • Tăng sức dẻo dai: Với phương pháp chuột bơi, Ba Kích với liều 5-10g/kg dùng liên tiếp 7 ngày thấy có tác dụng tăng sức dẻo dai cho súc vật thí nghiệm (Trung Dược Học).
  • Chống viêm: Trên mô hình gây viêm thực nghiệm ở chuột cống trắng bằng Kaolin với liều lượng 5-10g/kg,  có tác dụng chống viêm rõ rệt (Trung Dược Học).
  • Đối với hệ thống nội tiết: thí nghiệm trên chuột lớn và chuột nhắt cho thấy Ba Kích không có tác dụng kiểu Androgen nhưng có thể có khả năng tăng cường hiệu lực của Androgen hoặc tăng cường quá trình chế tiết hormon Androgen (Trung Dược Học).
  • Nước sắc có tác dụng tương tự như ACTH làm cho tuyến ức chuột con bị teo (Trung Dược Học).
  • Nước sắc có tác dụng làm tăng co bóp của chuột và hạ huyết áp (Trung Dược Học).
  • Không có độc. LD50 của Ba Kích được xác định trên chuột nhắt trắng bằng đường uống là 193g/kg (Trung Dược Dược lý, Độc lý Dữ Lâm Sàng).

C. Công dụng và liều dùng

Theo y học hiện đại

Công dụng:

Trong nhân dân,  được dùng phổ biến làm thuốc bổ tăng lực. Qua điều trị thử nghiệm đạt kết quả:

  • Đối với những bệnh nhân nam có hoạt động sinh dục không bình thường, Ba Kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, đặc biệt đối với những trường hợp giao hợp yếu và thưa.
  • Có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dầu nó không làm tăng đòi hỏi tình dục, không thấy có tác dụng kiểu Androgen.
  • Còn các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp thì xử dụng Ba Kích chưa thấy kết quả (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Có tác dụng tăng lực rõ rệt, thể hiện qua những cảmgiác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực.
  • Còn đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng Ba Kích dài ngày, các triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Theo tài liệu cổ, chữa dương ủy di tinh, phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau.
  • Là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bệnh phong thấp.

Liều dùng:

  • Ngày 8-16g dưới dạng thuốc sắc hay rượu thuốc. Phối hợp trong các phương thuốc bổ thận

Kiên kỵ:

  • Đối với bệnh nhân âm hư hỏa vượng, đại tiện táo kết không nên dùng.

Bài thuốc sử dụng

1. Trị liệt dương, ngũ lao, thất thương, ăn nhiều, hạ khí:

2. Trị phụ nữ tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều, xích bạch đới hạ:

 3. Trị lưng đau do phong hàn, đi đứng khó khăn:

 4. Trị tiểu nhiều:

 5. Trị bạch trọc:

 6. Trị bụng đau, tiểu không tự chủ:

 7. Trị mạch yếu, mặt trắng nhạt, buồn sầu ca khóc:

8. Trị liệt dương:

9. Trị sán khí do Thận hư:

10. Trị liệt dương:

11. Trị mộng tinh:

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Ba Kích cũng như một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version