Site icon Medplus.vn

Bá Tử Nhân | Dược Liệu Giúp Định Thần, Bổ Tâm Tỳ Hay Nhất

Bá tử nhân là phần hạt của cây trắc bá (trắc bách diệp), có công dụng có thể tu bổ, dưỡng được tâm, bổ tâm huyết từ đó mà có công dụng chữa mất ngủ, hồi hộp kinh sợ do nguyên nhân tim bị thiếu máu.  Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu bá tử nhân nào hiện nay? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Bá tử nhân

Tên khoa học: Platycladus orientalis (L.) Franco.

Họ: Trắc bách (Cupressaceae).

Đặc điểm dược liệu

Trắc bá là loại thực vật hạt trần, cây phát triển tối đa có thể cao tới 6 – 8m. Cây dạng tháp, phân nhiều nhánh xếp theo những mặt phẳng thẳng đứng. Dọc thân mọc nhiều nhánh con chứa lá. Nón quả hình trứng, có 6 – 8 vảy dày, xếp đối nhau.

Hạt của cây Trắc bá chính là vị thuốc Bá tử nhân. Hạt có hình trứng dài hay bầu dục hẹp. Đường kính hạt 1,5 – 3mm, dài khoảng 4 – 7mm. Vỏ hạt cứng nhẵn. Mặt ngoài màu trắng, hơi vàng hoặc màu vàng nâu nhạt, có phủ một vỏ lụa dạng màng. Đỉnh hơi nhọn, có một điểm nhỏ màu nâu thẫm, đáy tròn tù. Hạt này chất mềm, nhiều chất dầu. Vị ngọt, có mùi thơm nhẹ.

Bộ phận dùng

Hạt là bộ phận được sử dụng để làm vị thuốc.

Thu hái và chế biến

Vị thuốc Bá tử nhân hay hạt của cây Trắc bá được thu hái vào mùa thu đông. Hạt thu hái về đem phơi khô, xát bỏ vỏ ngoài, lấy nhân phơi khô lại lần nữa. Khi dùng có thể để nguyên hay ép bỏ cho bớt dầu.

Hạt trắc bá vốn tính nhiều dầu, nên vị thuốc này dễ bị hư hại, ẩm ướt, mối mọt. Lưu ý cất giữ nơi khô ráo, thoáng mát và phải kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện nếu thuốc bị hư hại.

Phân bố

Bá tử nhân là dược liệu có nguồn gốc từ vùng đông bắc Trung Quốc, đến nay đã di thực và được trồng rộng rãi ở nước ta.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Trong hạt có chứa chất béo và Saponosid (0,64%). Ngoài ra còn một ít tinh dầu. Trong tinh dầu có 1-borneol bomyl acetat, camphor, sesquiterpen alcol.

Tính vị

Dược liệu được ghi nhận là có vị ngọt và tính bình.

Quy kinh

Theo Trung Dược Học: Quy vào 3 kinh Tâm, Tỳ và Can.

Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Quy vào 3 kinh Can, Tâm và Thận.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

Theo y học cổ truyền:

Cách dùng và liều lượng

Vị thuốc bá tử nhân chủ yếu được dùng ở dạng thuốc sắc cùng với các vị thuốc khác để nâng cao tác dụng trị bệnh. Ngoài ra còn có thể tán bột, làm hoàn hay ngâm rượu.

Liều dùng: Bá tử nhân có thể dùng được từ 4 – 12g/1 ngày

3. Bài thuốc sử dụng

Bài thuốc dưỡng tâm, an thần

Bài thuốc 1: Cần 16g bá tử nhân, 16g toan táo nhân, 8g ngũ vị tử, 8g viễn chí. Các vị thuốc này đem sắc với 1 thăng nước lấy 1/3 thăng. Chia làm nhiều lần uống trong ngày, dùng mỗi ngày chỉ 1 thăng.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị 500g bá tử nhân cùng với 500g đương quy. Đem 2 vị thuốc tán thành bột mịn, trộn đều rồi luyện với mật để làm hoàn. Mỗi lần lấy 12g uống với nước sôi ấm, ngày 2 lần.

Bài thuốc bổ âm, cầm mồ hôi

Chuẩn bị: 16g bá tử nhân, 16g cù mạch, 8g ngũ vị tử, 12g mẫu lệ, 12g bán hạ khúc, 12g bạch truật, 12g rễ ma hoàng, 12g đẳng sâm.

Thực hiện: Tất cả các vị thuốc trên đem tán thành bột mịn. Sau đó trộn đều cùng cùi thịt đại táp và làm thành viên hoàn hoặc sắc uống. Đáp ứng tốt với các chứng bệnh do âm hư, đổ nhiều mồ hôi.

Bài thuốc giúp nhuận tràng và thông đại tiện

Chuẩn bị: 12g bá tử nhân, 12g hỏa ma nhân cùng 12g tùng tử nhân.

Thực hiện: Ba vị thuốc trên đem đi nghiền thành bột mịn. Sau đó trộn đều với mật để luyện thành hoàn hay sắc lấy nước uống. Dùng mỗi ngày đúng 1 thang thuốc. Bài thuốc này phù hợp với những người âm hư, phụ nữ sau sinh hay người già bị táo bón.

Bài thuốc chữa chứng khóc đêm, đầy bụng ở trẻ em

Chuẩn bị: 3 – 30g bá tử nhân.

Thực hiện: Đem vị thuốc đi tán thành bột mịn rồi trộn với nước cơm và cho trẻ uống trực tiếp. Liều lượng cụ thể phụ thuộc vào độ tuổi trẻ cùng triệu chứng bệnh.

Bài thuốc chữa mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tâm huyết bất túc

Chuẩn bị: 20g bá tử nhân, 12g đương quy, 12g câu kỷ, 12g mạch đông, 20g thục địa, 12g huyền sâm, 12g phục thần, 4g xương bồ, 4g cam thảo.

Thực hiện: Tất cả các vị thuốc trên cho hết vào ấm rồi sắc lấy nước uống thay trà trong ngày. Dùng với liều lượng đúng 1 thang mỗi ngày.

Bài thuốc trị hồi hộp mất ngủ, huyết không dưỡng tâm

Chuẩn bị: 16g bá tử nhân, 8g viễn chí cùng 16g toan táo nhân.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem sắc lấy nước uống thay trà. Mỗi ngày chỉ dùng đúng 1 thang thuốc.

Bài thuốc ngũ nhân hoàn

Chuẩn bị: 12g bá tử nhân, 12g trần bì, 20g đào nhân, 12g hạnh nhân, 4g tùng tử nhân, 4g uất lý nhân.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán thành bột mịn rồi trộn đều. Sau đó đi luyện với mật để làm thành từng viên hoàn nhỏ. Mỗi lần lấy uống 4 – 8g với nước sôi ấm, dùng 2 lần/ngày.

Bài thuốc chữa sốt xuất huyết

Chuẩn bị: 16g bá tử nhân (sao đen), 12g lá cúc tần, 16g cây nhọ nồi, 20g củ sắn dây cùng 16g mã đề.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem rửa sạch rồi thái nhỏ và cho vào ấm sắc. Đổ vào 600ml nước đun trên lửa nhỏ trong 30 phút. Chia lượng thuốc thu được thành 3 lần uống trong ngày. Dùng mỗi ngày đúng 1 thang.

Bài thuốc trị thổ huyết do táo nhiệt

Chuẩn bị: 20g bá tử nhân tươi, 80g lá sen tươi, 24g lá ngải cứu tươi cùng 40g sinh địa.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem giã nát rồi ngâm vào nước hay sắc lấy nước uống trong ngày. Dùng mỗi ngày chỉ 1 thang thuốc.

Bài thuốc trị nôn ra máu hay lao phổi ho ra máu

Chuẩn bị: 16g bá tử nhân tươi, 20g ngó sen, 16g bạch cập, 20g cỏ nhọ nồi.

Thực hiện: Bốn vị thuốc trên đem phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp rồi tán thành bột mịn. Sau đó trộn với nước để làm thành viên hoàn, mỗi viên đúng 10g. Mỗi ngày uống 3 viên cùng với nước sôi ấm.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng bá tử nhân cần lưu ý: Cẩn trọng khi dùng dược liệu cho phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc giai đoạn cho bé bú. Tuyệt đối không dùng bá tử nhân khi bị tiêu chảy hay cổ họng nhiều đàm. Không dùng chung dược liệu này với dương đề thảo. Đồng thời thận trọng khi kết hợp với cúc hoa.

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version