Site icon Medplus.vn

[Bác sĩ chia sẻ] 10+ phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả

Theo thống kê thì có đến hơn 70% trường hợp tự sát là do trầm cảm gây ra. Ý đồ tự sát thực tế cao hơn hành vi tự sát từ 10-12 lần ở người bị trầm cảm. Nữ giới bị trầm cảm nhiều hơn nam giới. Nhưng khi nam giới mắc bệnh thì xu hướng tự sát lại cao hơn rất nhiều. Trầm cảm có thể được điều trị bằng liệu pháp y tế hoặc thậm chí những thay đổi về lối sống thường này. Cùng Medplus tìm hiểu 12 phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả qua bài viết bên dưới đây ngay nhé.

1. Tổng quan về bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm là gì

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra cảm giác buồn và mất hứng thú trong thời gian dài. Bệnh sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần lẫn thể chất.

1.1. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

Những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh trầm cảm có thể kể đến như:

1.2. Dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Người bị bệnh trầm cảm thường có những dấu hiệu/biểu hiện như:

2. Phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả

Phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả

2.1. Liệu pháp Laser ánh sáng sinh học

Tia Laser được cho là có thể làm trẻ hóa các tế bào não bị tổn thương, cải thiện sự trao đổi chất của não, đồng thời giảm viêm, stress oxy hóa và thoái hóa thần kinh – mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Mộtnghiên cứu được thực hiện ở 39 bệnh nhân bị trầm cảm. Trong vòng bốn đến tám lần điều trị, 12 báo cáo cho biết người bệnh đã cải thiện đáng kể các triệu chứng trầm cảm. Cụ thể:

Liệu pháp Laser ánh sáng sinh học điều trị trầm cảm được đánh giá cao nhờ hiệu quả mang lại. Những dấu hiệu và tình trạng bệnh suy giảm rõ rệt. Ngoài ra, sau thời gian điều trị cũng không có dấu hiệu tái bệnh. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng và tình hình bệnh mã mỗi bệnh nhân sẽ có phương pháp điều trị cũng như khả năng phục hồi khác nhau. Để biết được liệu trình điều trị bệnh trầm cảm bằng Laser chính xác nhất, bạn có thể liên hệ với FSCB để được hỗ trợ.

2.2. Tế bào gốc

Tế bào gốc đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm mạnh. Nhờ dùng lượng lớn tế bào để cấy ghép, các tế bào gốc mới có tính chất điều hòa trên cơ thể. Chúng đã cho thấy khả năng tác động tích cực đến mức độ của các dấu hiệu viêm trong cơ thể. Những tác dụng này kéo dài và bệnh nhân thường có thể khỏi sau nhiều năm và không cần điều trị bổ sung.

Chính vì lý do này tế bào gốc đã được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh tự miễn và thoái hóa. Trong đó việc giảm viêm là điều cần làm để sửa chữa các tổn thương trong cơ thể. Khi được kết hợp cùng các loại thuốc được kê đơn, rất có thể liệu pháp tế bào gốc có thể hỗ trợ điều trị nhiều tình trạng tâm lý do viêm gây ra.

Cấy ghép tế bào gốc nhằm mục đích tăng số lượng tế bào gốc của cơ thể lên hàng trăm triệu. Thông qua việc sử dụng các tế bào gốc lấy từ mô dây rốn được hiến tặng, các tế bào được sử dụng trong điều trị có hiệu lực và khả năng chữa bệnh trầm cảm.

2.3. Ngủ nhiều hơn

Một trong những phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả là ngủ. Giấc ngủ và tâm trạng đi đôi với nhau. Nếu bạn ngủ quá ít sẽ gây ảnh hưởng đến tâm trạng và ngược lại, nếu tâm trạng bạn xấu đồng nghĩa với việc bạn khó có giấc ngủ ngon. Giấc ngủ ngon sẽ mang đến cho bạn tinh thần sảng khoái, năng lượng tràn đầy. Điều này là yếu tố cần thiết để đẩy lùi bệnh trầm cảm.

2.4. Cắt giảm Caffeine

Cà phê, trà, soda và thậm chí cả sô cô la đều chứa nhiều caffeine . Bạn có thể sử dụng một lượng caffeine hợp lý vào buổi sáng, nhưng nếu có, đừng tiêu thụ caffeine sau buổi chiều muộn để nó không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Nếu bạn có xu hướng phụ thuộc vào caffeine, hãy thử cắt giảm dần dần để tránh các triệu chứng khó chịu khi cai caffeine. Thay vào đó, khi bạn đang thèm một ly soda hoặc một tách cà phê và thử đi dạo một vòng quanh khu nhà. Hòa mình vào không khí thiên nhiên và thưởng thức món đồ uống yêu thích sẽ giúp bạn cải thiện tâm trạng cực kỳ hiệu quả đấy.

2.5. Bổ sung thực phẩm chứa vitamin D

Có một số bằng chứng cho thấy sự thiếu hụt vitamin D có thể gây ra trầm cảm. Khảo sát 4.000 người trên 50 tuổi, các nhà khoa học thuộc Đại học Dublin (Ireland) thấy rằng những người thiếu vitamin D có 75% nguy cơ bị trầm cảm. Một nghiên cứu khác, dẫn đầu bởi các nhà khoa học từ Đại học Queensland (Úc) và được công bố trên chuyên san Scientific Reports, cho thấy trẻ sơ sinh bị thiếu hụt vitamin D có 44% nguy cơ bị chẩn đoán tâm thần phân liệt khi ở tuổi trưởng thành. Do đó, bổ sung vitamin D là một trong những phương pháp điều trị trầm cảm đơn giản mà hiệu quả nhất.

Nếu bạn không nhận đủ vitamin D thông qua chế độ ăn uống và lối sống (như phơi nắng), hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên thử dùng thực phẩm bổ sung hay không.

2.6. Ngồi thiền

Nghiên cứu chỉ ra rằng một can thiệp được gọi là liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm, kết hợp các yếu tố của liệu pháp nhận thức-hành vi với thiền chánh niệm, có thể hữu ích trong việc điều trị trầm cảm và ngăn ngừa các triệu chứng tái phát trong tương lai.

Ngoài là phương pháp điều trị trầm cảm, lợi ích của việc ngồi thiền có thể kể đến như:

2.7. Tập thể dục nhiều hơn

tập thể dục giúp ích cho bệnh nhân trầm cảm

Người bị chứng trầm cảm hay những bệnh lý khác, thậm chí là người khỏe mạnh đều nên tập thói quen luyện tập thể dục. Bạn hãy dành nửa giờ hoặc lâu hơn cho hoạt động cường độ thấp mỗi ngày. Điều này đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc cải thiện tâm trạng và chất lượng cuộc sống.

Đối với người bị trầm cảm, nên tập thể dục ở ngoài trời thay vì trong nhà hay phòng tập. Không khí trong lành và ánh nắng mặt trời có tác dụng đặc biệt chữa lành cho những người đang đối mặt với một dạng trầm cảm đấy.

2.8. Tránh rượu, bia

Để điều trị trầm cảm bạn nên hạn chế hoặc tránh uống rượu bia. Bản thân rượu là một chất gây trầm cảm. Uống rượu có thể cản trở giấc ngủ, trong khi đó giấc ngủ chất lượng là chìa khóa để chiến đấu với chứng bệnh trầm cảm. Mặc dù rượu có vẻ là một giải pháp nhanh chóng để thoát khỏi tâm trạng xấu bạn đang phải đối mặt, nhưng nó thực sự có thể khiến nhiều triệu chứng của bệnh trầm cảm trở nên tồi tệ hơn nhiều.

Thêm vào đó, nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc chống trầm cảm nào, bạn thực sự không nên uống rượu vì rượu không tương tác tốt với thuốc.

2.9. Ăn thức ăn dinh dưỡng

Những gì bạn đưa vào miệng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cách bạn suy nghĩ và cảm nhận. Hãy đảm bảo ăn một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng và ít chất béo bão hòa. Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn phân tích thói quen ăn uống và xác định sự thiếu hụt chất dinh dưỡng tiềm ẩn có thể gây ra trầm cảm.

Một số thực phẩm có thể có lợi khi bạn bị trầm cảm:

2.10. Hạn chế suy nghĩ nhiều và căng thẳng

Căng thẳng có thể làm tăng mức độ của một chất hóa học trong não gọi là cortisol. Chất này đã được phát hiện là cao hơn ở những người bị trầm cảm. Có rất nhiều cách để đối phó với căng thẳng, như:

3. Kết luận

Trầm cảm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ mang đến những hậu quả tiêu cực. Đáng buồn nhất trong số đó là bệnh nhân trầm cảm có suy nghĩ và hành động tự tử. Những phương pháp điều trị trầm cảmMedplus đã gợi ý trên có thể hữu ích với bạn. Hoặc thậm chí, bạn có thể thực hiện những chia sẻ trên để có một sức khỏe tốt nhất. Đừng quên thực hiện thói quen sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học để bảo vệ sức khỏe nhé.

Nguồn tài liệu:

Exit mobile version