Theo tài liệu Đông Y: Bách bộ có vị đắng, tính hơi ấm, hơi có độc, có tác dụng nhuận phế, sát trùng, diệt sâu, trừ ngứa. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !
Thông tin cơ bản


1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Bách bộ, Củ ba mươi, Củ rận trâu, Dây dẹt ác.
- Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour
- Họ: thuộc họ Bách bộ (Stemonaceae).
2. Mô tả cây
- Dây leo có thân mảnh, nhẵn, dài đến 6-8m, ở gốc có nhiều rễ củ mọc thành chùm, 10-20 hoặc 30 củ (Củ ba mươi), có khi tới gần một trăm củ, dài 15-20cm, rộng 1,5-2cm. Lá mọc đối hay so le, giống lá Củ nâu, nhưng đặc biệt có hệ gân ngang dày song song với các gân chính hình cung, dài 10-15cm, rộng 4mm, mặt ngoài màu vàng lục, mặt trong màu đỏ tươi, có mùi thối; 4 nhị dài 4-5cm. Quả nang chứa nhiều hạt.
- Cây ra hoa tháng 3-6 có quả tháng 6-8 .
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Cây của vùng Ấn Độ, Malaixia, mọc hoang ở vùng đồi núi, trên sườn núi, ven suối.
Thu hoạch
- Có thể thu hoạch củ vào mùa xuân hoặc mùa thu.
Bộ phận dùng
- Rễ củ (Radix Stemonae), thường được gọi là Bách bộ.
Chế biến
- Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Trong rễ củ có các alcaloid, chủ yếu là stemonin, tuberostemonin, isotuberostemonin, hypotuberostemonin, oxytuberostemonin, stemin, stenin; glucid 2,3%, lipid 0,83%; protid 9,0%; acid hữu cơ (citric, formic, malic, suecinic…).
B. Tác dụng dược lý
Tác dụng kháng vi trùng
- Bách bộ có khả năng kháng khuẩn đối với các loại vi khuẩn gây bệnh, bao gồm: Neisseria meningitidis, Streptococus pneumoniae, Hemolytic streptococus và Staphylococus aureus.
Tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng
- Lượng nước ngâm kiệt hoặc lượng dịch cồn của Bách bộ có khả năng tiêu diệt nhiều loại ký sinh trùng như: Muỗi, rệp, chấy rận, ấu trùng ruồi, bọ chét…
Tác dụng trong các bệnh truyền nhiễm
Dược liệu có khả năng tác động và tiêu diệt các bệnh truyền nhiễm như viêm họng, ho…
Tác động lên hệ hô hấp
- Nước sắc của Bách bộ có tác dụng làm giảm các bệnh lý và những triệu chứng sau:
- Làm giảm ho do kích ứng
- Làm giảm ho do ức chế phản xạ ho
- Làm giảm trung khu hô hấp của động vật.
- Đối với việc kháng Histamin gây co giật, dược liệu có tác dụng giống như một Aminophylline. Tuy nhiên chúng hòa hoãn và kéo dài hơn.
Tác dụng trị ho
- Thành phần Stemonin trong dược liệu có khả năng làm giảm tính hưng phấn tại trung tâm hô hấp của động vật, ức chế những phản xạ ho. Ngoài ra dược liệu còn có khả năng chữa bệnh lao hạch.
Tác dụng kháng khuẩn
- Dược liệu có khả năng tiêu diệt vi khuẩn ở ruột già. Đồng thời kháng vi khuẩn của bệnh lỵ, phó thương hàn.
C. Công dụng, tính vị và liều dùng
Tính vị
- vị đắng, tính hơi ấm, hơi có độc
Qui Kinh
- Phế
Công năng
- Tác dụng nhuận phế, sát trùng, diệt sâu, trừ ngứa. Người ta đã biết intemonin có tác dụng làm giảm tính chất hưng phấn của trung khu hô hấp của động vật, có tác dụng ức chế phản xạ của ho, còn làm cho giun bị tê liệt, làm chết rận rệp và có bệnh lỵ, bệnh phó thương hàn.
Công Dụng
Thường dùng trị:
[elementor-template id="263870"]
- Viêm khí quản, lao phổi, ho gà
- Lỵ amip;
- Bệnh giun móc, giun đũa, giun kim;
- Tình trạng ngứa ngáy da, eczema, viêm da. Còn dùng diệt bọ chét, rệp, chấy rận và sâu bọ.
Lưu Ý
- Người tì vị hư yếu không dùng. Dùng nhiều sẽ gây ngộ độc. Giải độc bằng nước ép Gừng tươi hoặc thêm một ít giấm ăn.
Liều dùng
- Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc, thuốc viên hay thuốc bột, uống liều 4-6 ngày. Dùng ngoài, ngâm trong cồn, đun sôi trong nước, hoặc nấu cao để bôi, hay nghiền bột mà dùng.
Bài thuốc sử dụng
1. Hen khí quản:
- Bách bộ, Tử uyển, nhân hạt Mơ, mỗi vị 10g, Bối mẫu 6g, sắc uống.
2. Ho gà:
- Bách bộ, Hạ khô thảo, mỗi vị 10g sắc uống.
3. Tẩy giun kim:
- Bách bộ nấu nước thụt.
4. Bài thuốc điều trị ho lâu năm:
- Dùng 20 gram rễ dược liệu rửa sạch với nước muối. Thái nhỏ dược liệu và cho vào cối giã nát, chắt lấy nước cốt. Cho dược liệu vào nồi sắc lại cho đến khi dẻo quánh. Mỗi lần uống 1 muỗng canh, uống 3 lần/ngày.
5. Bài thuốc điều trị ho dữ dội:
- Dùng rễ dược liệu rửa sạch với nước muối, cho vào rỗ và để ráo nước. Rễ nhỏ để nguyên, rễ lớn bổ đôi.
- Cho dược liệu vào một bình thủy tinh có nắp đậy, rót rượu đến khi ngập. Ngâm dược liệu trong 1 ngày.
- Mỗi ngày dùng 1 chén chia đều thành 3 lần. Hoặc dùng bách bộ và gừng tươi (cạo vỏ) rửa sạch, cho vào cối giã nát, chắt lấy nước. 2 vị bằng nhau, sắc uống 2 chén/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
6. Bài thuốc điều trị nuốt phải đồng tiền:
- Dùng 160 gram rễ dược liệu sạch với nước muối, cho vào rỗ và để ráo nước. Rễ nhỏ để nguyên, rễ lớn bổ đôi. Cho dược liệu vào một bình thủy tinh có nắp đậy cùng với 750ml rượu trắng. Ngâm qua một đêm. Uống 3 lần/ngày, mỗi lần 250ml.
7. Bài thuốc điều trị ho nhiều:
- Dùng cả dây lẫn rễ dược liệu rửa sạch với nước muối. Thái nhỏ dược liệu và cho vào cối giã nát, chắt lấy nước cốt. Trộn dược liệu với mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 1:1. Cho dược liệu vào nồi và nấu thành cao. Ngâm nước nuốt từ từ 3 lần/ngày. Sử dụng trong 5 ngày.
8. Bài thuốc điều trị ho không dứt:
- Dùng rễ dược liệu rửa sạch với nước muối, để ráo. Hơ dược liệu trên lửa cho đến khô. Khi dùng lấy một ít dược liệu ngậm và nuốt nước.
9. Bài thuốc điều trị ho hàn cho trẻ nhỏ:
- Dùng rễ Bách bộ rửa sạch với nước muối, để ráo. Cho dược liệu vào chảo và thực hiện sao vàng. 30 gram ma hoàng khử mắt, rửa sạch, phơi khô.
- Tán bột cả hai dược liệu. Hạnh nhân bỏ vỏ, bỏ đầu nhọn, cho vào chảo và thực hiện sao vàng.
- Cho hạnh nhân vào nước thật sôi, vớt ra, tán thành bột. Trộn đều tất cả bột nguyên liệu, cho thêm mật ong nguyên chất vào cùng và nặng thành viên nhỏ bằng hạt bồ kết. Uống 23 viên/ngày với nước ấm.
10. Bài thuốc điều trị vàng da, phù cả cơ thể:
- Dùng rễ dược liệu mới đào về rửa sạch với nước muối.
- Thái nhỏ dược liệu và cho vào cối giã nát, chắt lấy nước cốt.
- Đắp dược liệu lên rốn.
- Dùng nửa tô xôi giã mềm dẻo đắp chồng lên dược liệu.
- Dùng gạc hoặc khăn bông sạch băng lại trong 12 ngày hoặc đến khi nhận thấy trong ruột có mùi hôi rượu thì tiểu được và hết phù.
11. Bài thuốc điều trị các loại côn trùng vào lỗ tai:
- Dùng rễ dược liệu rửa sạch với nước muối, để ráo. Cho dược liệu vào chảo sao vàng và nghiền nát. Trộn dược liệu với dầu mè và bôi trong lỗ tai.
12. Bài thuốc điều trị giun kim:
- Dùng rễ dược liệu tươi rửa sạch với nước muối, để ráo. Cho dược liệu vào nồi cùng với một ít nước, sắc kẹo và thụt vào hậu môn trong 1 tuần.
13. Bài thuốc điều trị giun đũa:
- Dùng 12 gram rễ dược liệu tươi rửa sạch với nước muối, để ráo. Cho dược liệu vào nồi cùng với 500ml nước. Sắc và uống vào mỗi buổi sáng lúc đói. Sử dụng liên tục trong 5 ngày.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam