A. Thông tin về Bạch cổ nguyệt
Bạch cổ nguyệt còn được gọi với tên thân mật hơn như: Hồ tiêu, Tiêu, Hạt tiêu, Mạy lòi (tiếng Tày). Đây là loài cây vốn từ lâu đã là bài thuốc đặc trị với các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, ngoài ra còn có thể trị tiêu chảy ở trẻ em, đau nội tạng,…
Tên khoa học: Piper nigrum L.
Họ: Piperaceae (Hồ tiêu)
1. Đặc điểm
Hồ tiêu là cây dây leo, nhẵn, thân dài không mang lông, bám vào cây khác bằng rễ. Hình như giữa cây tựa và cây hồ tiêu có sự sống nhờ nhau, cho nên khi gỡ cây hồ tiêu khỏi cây tựa thì phần nhiều cây hồ tiêu bị chết. thân mọc cuốn mang lá mọc cách. Lá như lá trầu không nhưng dài và thuôn hơn.
Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục sau có màu đỏ, khi chín màu vàng. Đốt cây rất giòn, cho nên khi vận chuyển cần thận trọng để cây khỏi chết.
2. Phân bố, thu hái và chế biến
- Ở nhiều tỉnh miền Nam nước ta, Bạch cổ nguyệt được trồng nhiều nhất là ở Châu Đốc, Phú Quốc, Hà Tiên, Bà Rịa, Quảng Trị. Tại miền Bắc, tại các vùng như Vĩnh Linh thì cây đã bắt đầu được đưa vào trồng trọt, và hiện đang cố di chuyển dần ra phía bắc miền Bắc nước ta.
- Mỗi năm thu hoạch 2 lần. Tuỳ vào mục đích thu hoạch và sản phẩm muốn thu hoạch (hồ tiêu đen hoặc hồ tiêu trắng) mà có cách thức khác nhau.
- Hồ tiêu đen: Hái quả vào lúc thấy xuất hiện một số quả đỏ hay vàng trên chùm quả, nghĩa là lúc quả còn xanh. Những quả non quá chưa có sọ rất giòn, khi phơi sẽ dễ bị vỡ vụn. còn những quả khác khi phơi sẽ nhăn nheo lại, màu sẽ ngả đen nên có tên là hồ tiêu đen.
- Hồ tiêu trắng (còn gọi là tiêu sọ): Phái hái vào lúc quả thật chín, sau đó lấy chân đạp loại vỏ ngoài hoặc cho vào rổ, ngâm dưới nước chảy 3-4 ngày, đạp loại vỏ đen rồi phơi khô. Loại này có màu trắng ngà hoặc xám, ít nhăn nheo hơn, ít thơm hơn (vì lớp vỏ ngoài chứa tinh dầu bị loại đi) nhưng cay hơn.
3. Thành phần hoá học
Hồ tiêu có chứa tinh dầu và hai ancaloit. Ngoài ra còn có một số chất khác như xenluloza, muối khoáng.
Một số thành phần hoá học khác cũng được tìm thấy như: Haiancaloit là piperin và chavixin Piperin C17H19O3N, chất béo, tinh bột, tro, …
4. Tác dụng dược lý
Dùng liều nhỏ tăng dịch vị, dịch tuỵ, hồ tiêu kích thích tiêu hoá, làm ăn ngon cơm. Không dùng liều lớn vì có thể dẫn tới các bệnh về sưng huyết.
Hồ tiêu còn có tác dụng sát trùng, diệt ký sinh trùng, gây hắt hơi. Mùi hồ tiêu đuổi các sâu bọ, do đó hồ tiêu được dùng bảo vệ quần áo len khỏi bị nhậy cắn.
B. Vị thuốc và Liều Dùng
1. Vị thuốc
Hồ tiêu có vị cay, tính nóng. Được quy vào Đại tràng.
Tác dụng:
- Sách Tân tu bản thảo: ” Chủ hạ khí, ôn trung, trừ đờm, trừ phong lãnh ở tạng phủ”.
- Sách Bản thảo diễn nghĩa: ” Hồ tiêu trị chứng vị hàn đàm, ói nước, ăn vào ói ngay rất tốt. Dùng nhiều tẩu khí Đại trường hàn hoạt nên dùng, cần tùy chứng mà phối hợp các vị thuốc khác”.
2. Liều dùng
- Thuốc thang: Dùng liều 2 – 3g, thuốc tán 1 – 2g.
- Dùng ngoài lượng vừa đủ.
C. Bài thuốc có vị Bạch cổ nguyệt
1. Chữa tiêu chảy trẻ em
Lấy 1 – 2 hạt tiêu trắng, tán bột bỏ vào rốn của trẻ em, sau đó dùng băng dính dán lại. Cứ 24 giờ thì thay một lần, có thể dùng 2 – 3 lần.
2. Chữa quai bị
Lấy bột hồ tiêu 0,5 – 1g trộn với bột mì trắng 5 – 10g, trộn với nước nóng thành dạng hồ. Cho hỗn hợp vào gạo đắp lên chỗ đau, dán băng keo mỗi ngày thay 1 lần.
3. Chữa ngũ tạng phong hàn, nôn ( bị lạnh bụng gây nôn):
Dùng 30g hạt tiêu, ngâm trong 1 ít rượu. Trước khi ăn, uống 1-2 ly con (khoảng 5-10 thìa cà phê).
4. Chữa thương hàn, ho ngược lên, khí lạnh nhiễm vào dạ dày:
Dùng 30 hạt tiêu, hạt đập dập. Dùng với xạ hương 2g, rượu 200ml. Sắc còn 100ml. Uống nóng.
5. Chữa đau phía dưới tim
Dùng 49 hạt tiêu, 10g sữa bò tươi nguyên chất, cho hạt tiêu vào nghiền đều. Đối với đàn ông thì cho thêm 1 lát gừng sống, với phụ nữ thêm 1 miếng đương quy hòa vào với rượu mà uống.
6. Chữa đau dạ dày
Táo tàu 7 trái, bỏ hạt, 7 hạt tiêu sọ cho vào ruột táo tàu, buộc lại đem chưng cách thủy cho nhừ rồi nghiền nát, viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 7 viên với nước ấm. Người khỏe mạnh có thể uống 10 viên sẽ khỏi đau.
Nếu thấy dạ dày nóng và đói thì cho ăn cháo.
7. Chữa buồn nôn nhiều ngày không dứt
Dùng 1 gam bột hạt tiêu 30g, gừng sống thái lát sấy khô, nghiền thành bột. Trộn cả hai đều rồi cho vào 200ml nước, sắc còn 100ml. Chia uống 3 lần trong ngày lúc nước còn ấm.
8. Chữa sốt rét
Sốt ngày 1 lần hoặc sốt cách ngày đều dùng hạt tiêu sọ nghiền thành bột, đựng lọ. Lấy thêm một lọ khác nữa để đựng xác ve sầu sấy khô, nghiền bột. Mỗi lần dùng từng loại 3g, hai thứ trộn vào nhau, gói giấy kín. Sau 3-4 giờ thì bóc ra lấy thuốc uống với nước chín.
9. Chữa viêm thận
Dùng 7 hạt tiêu và 1 quả trứng gà. Chọc 1 lỗ ở đầu quả trứng rồi nhét hạt tiêu vào, dùng bột mì bịt kín lỗ thủng. Lấy 1 tờ giấy ướt bọc toàn bộ quả trứng đem đun cách thủy cho chín, ăn.
Người lớn ăn ngày 2 quả, trẻ em 1 quả, ăn liên tục 10 ngày là 1 liệu trình điều trị. Nghỉ 3 ngày rồi ăn đợt 2.
10. Chữa cước do lạnh
Dùng hạt tiêu 10%, nước 90%, ngâm hạt tiêu vào, Sau 7 ngày gạn lấy nước bôi chỗ bị cước, ngày 1 lần.
11. Chữa răng đau, sâu răng
Dùng hạt tiêu, tất bát, lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, hòa sáp ong, viên như hạt vừng. Mỗi lần dùng 1 viên nhét chỗ răng sâu.
D. Kiêng kị khi dùng Bạch cổ nguyệt
- Hồ tiêu chỉ ăn vừa phải vì dùng nhiều sẽ phát mụn nhọt, gây trĩ, độc cho ngũ tạng và mờ mắt.
- Những người âm suy có hỏa nhiệt không dùng.
- Nếu có phản ứng không tốt do ăn nhiều thì nấu đậu xanh ăn để giải độc.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
- Hiện nay, củ khỉ đang ở mức độ bị đe dọa: Bậc T. Do bị khai thác nhiều để cất tinh dầu nên số lượng cá thể giảm sút nhanh và bị cạn liệt.
Nguồn tham khảo
Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.