Theo tài liệu Đông Y: Bạch đàn có Tính hàn, vị đắng, có tác dụng hạ nhiệt, bổ và làm se do có tanin, cầm máu yếu, diệt ký sinh trùng. Tinh dầu được hấp thụ qua da, ống tiêu hoá và mô tế bào dưới da, dễ bài tiết, làm long đờm, diệt vi khuẩn, diệt ký sinh, sát trùng… chủ yếu là thuốc nhựa thơm. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !
Thông tin cơ bản


1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Bạch đàn, Khuynh diệp, Khuynh nhiệp, Bạch đàn xanh
- Tên khoa học: Aromadendron Andrews ex Steud hoặc Eucalyptus globulus Labill.
- Họ: Đào kim cương ( Myrtaceae ).
2. Mô tả cây
- Cây gỗ lớn vỏ nhẵn, màu nhợt, nhánh vuông. Lá ở chồi non mọc đối, không cuống, gốc hình tim, màu mốc, xếp ngang. Lá ở nhánh già mọc so le, dài 15-30cm, có cuống phiến dài và hẹp, hình lưỡi liềm, xếp đứng theo thân và có hai mặt giống nhau. Hoa ở nách lá, có cuống ngắn, dài 4 cạnh, mốc mốc, hình tháp vuông, nhị dài 1,5cm. Quả hình bông vụ, thu
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Cây nguồn gốc châu Úc được nhập trồng làm cây bóng mát, lấy lá.
Thu hoạch
- Bạch đàn xanh có thể thu hái quanh năm
Bộ phận dùng
- Lá và tinh dầu
Chế biến
- Dược liệu có thể dùng tươi, khô hoặc lấy lá cất tinh dầu đều được.
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Lá Bạch đàn xanh chứa tinh dầu, chất vô cơ, tanin, chất nhựa, chất đắng, acid phenol (acid galic, acid cafeic), hợp chất flavonoid là heterosid của querceton, eucalyptin, heterosid phenolic. Hàm lượng tinh dầu là 1-3%; thành phần chính của tinh dầu là cineol, (hay eucalyptol) 70-80%, còn có α-pinen, piperiton, phellandren, butyraldehyd, capronaldehyd.
B. Tác dụng dược lý
Điều trị các bệnh lý về đường hô hấp:
- Trong lá và vỏ bạch đàn có chứa nhiều hoạt chất có lợi, giúp làm giảm chất nhầy do viêm đường hô hấp gây nên. Với các bệnh như cảm cúm thông thường hoặc cảm lạnh có thể sử dụng chiết xuất từ lá bạch đàn để khắc phục bệnh.
Giúp cải thiện hệ thống miễn dịch:
- Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, các chiết xuất từ lá khuynh diệp có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn E. Coli và nấm men gây nhiễm trùng. Không những thế, vị thuốc tự nhiên này còn có công dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại tác nhân gây hại bên ngoài.
Giảm căng thẳng và stress:
- Các thành phần hóa học có trong khuynh diệp được xem như là chất kích thích tự nhiên, giúp hệ thần kinh thư giãn và giảm cảm giác mệt mỏi, stress
Giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiểu đường:
- Một vài nghiên cứu chỉ rõ công dụng điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường của lá bạch đàn.
Điều trị các bệnh ngoài da:
- Bao gồm bệnh hôi nách, ngứa, bệnh ghẻ
Giảm đau nhức khớp:
- Tinh dầu khuynh diệp có tác dụng làm mát. Do đó, khi xoa lên da giúp tạo cảm giác dịu mát và giảm bớt đau nhức. Bên cạnh đó, các thành phần chứa trong khuynh diệp còn có công dụng giúp hệ cơ và thần kinh thư giãn. Đồng thời thúc đẩy máu lưu thông đến bộ phận khớp bị tổn thương. Từ đó giúp sửa chữa khớp bị thương tổn và ngăn ngừa viêm nhiễm.
C. Công dụng, tính vị và liều dùng
Tính vị
- Tính hàn, vị đắng
Qui Kinh
- Chưa có tài liệu
Công năng
- Lá Bạch đàn xanh có tác dụng hạ nhiệt, bổ và làm se do có tanin, cầm máu yếu, diệt ký sinh trùng. Tinh dầu được hấp thụ qua da, ống tiêu hoá và mô tế bào dưới da, dễ bài tiết, làm long đờm, diệt vi khuẩn, diệt ký sinh, sát trùng… chủ yếu là thuốc nhựa thơm. Dùng ở trong nó có tác dụng sát trùng, chủ yếu sát trùng đường hô hấp và đường niệu, làm chất thơm, trừ thấp, trị giun và kích thích. Dùng ngoài, có tính chất diệt vi khuẩn, diệt ký sinh, làm liền sẹo, đề phòng bệnh nhiễm trùng và bệnh về phổi và trừ muỗi.
Công Dụng
– Dùng trong chữa
- Bệnh đường hô hấp, viêm phế quản cấp và mạn, cảm cúm, ho lao phổi, hen suyễn, ho;
- Bệnh đường tiết niệu, bệnh trực khuẩn coli, đái tháo;
- Một số chứng bệnh và sốt như sốt rét, rốt ricketsia, sởi;
- Thấp khớp, đau dây thần kinh;
- Ký sinh trùng đường ruột;
- Ðau nửa đầu, suy nhược.
– Dùng ngoài, đắp lên vết thương, bỏng, trị đau phổi, cúm, viêm xoang, bệnh chấy rận và trừ muỗi.
[elementor-template id="263870"]
Lưu Ý
- Lá bạch đàn chỉ được dùng ngoài da nhưng bệnh nhân cần sử dụng với liều lượng phù hợp. Tuyệt đối không dùng quá nhiều vì lá có độc có thể gây ảnh hưởng xấu đến da
- Lá bạch đàn hái làm thuốc nên hái những lá già có hình lưỡi liền. Không nên hái lá non mặc dù lá có tỷ lệ dầu cao
- Khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra
Liều dùng
Ðể dùng trong, có thể dùng các dạng sau:
- – Hãm uống 3-4 lá trong 1 ly nước, đun sôi vài phút và hãm 10 phút. Ngày 3-5 ly.
- – Bột, lá làm thành viên 0,5g dùng 6-10 viên ngày.
- – Cồn thuốc 1/5 ngày 1-10 giọt. Có thể dùng tinh dầu, dung dịch cồn…
- – Ðể dùng ngoài, có thể hãm xông, xoa hay băng bó.
Bài thuốc sử dụng
1.Giảm căng thẳng và stress
Dùng 3 – 5 lá khuynh diệp tươi đem rửa sạch và cho vào cốc nước sôi hãm trong 5 phút rồi uống. Uống liên tục 2 – 3 ngày giúp tinh thần thoải mái, giảm lo âu và mệt mỏi.
2.Chữa bệnh tiểu đường
Dùng lá khuynh diệp tươi hãm nước nóng và uống. Mỗi ngày nên uống từ 1- 2 tách.
3.Điều trị hôi nách
Sử dụng một nắm lá bạch đàn tươi đem rửa sạch và giã nát. Sau đó vắt lấy nước cốt và thoa đều lên nách sau khi tắm hoặc cũng có thể dùng cả bã chà lên. Mỗi ngày thực hiện một lần và làm liên tục trong một tuần để có kết quả điều trị như ý muốn.
4.Chữa ho
Dùng tinh dầu khuynh diệp thoa đều lên cổ họng, ngực và hai bên thái dương. Trong trường hợp không có tinh dầu, người bệnh có thể dùng một nắm lá bạch đần kết hợp với 10 nhánh sả đun sôi. Dùng hỗn hợp nước này xông hơi và tắm.
5.Trị đau nhức xương khớp
Sử dụng tinh dầu bạch đàn thoa đều lên vùng khớp bị đau nhức rồi tiến hành massage nhẹ nhàng 2 – 3 phút. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng lá khuynh diệp nấu nước và ngâm. Thực hiện thường xuyên và đều đặn 2 – 3 lần trong tuần giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức do xương khớp gây nên.
6.Chữa ngứa ngoài da và bị ghẻ
Sử dụng 1 – 2 nắm lá bạch đàn nấu với 1,5 lít nước rồi dùng nước này tắm hàng ngày sẽ giúp giảm ngứa và hết ghẻ.
7.Điều trị bệnh á sừng
Dùng lá khuynh diệp đem rửa sạch và đun với 3 lít nước. Sau khi nước sôi khoảng 5 – 10 phút, thêm một ít muối vào và cờ nước nguội dùng ngâm chân, tay bị á sừng.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam