Site icon Medplus.vn

BẠCH ĐẬU KHẤU và 10+ phương thuốc điệu trị đa bệnh

bach-dau-khau-va-10-phuong-thuoc-dieu-tri-da-benh

bach-dau-khau-va-10-phuong-thuoc-dieu-tri-da-benh

Theo tài liệu Đông Y: Bạch đậu khấu có Tính ấm và vị cay, tác dụng Hoá thấp, hành khí, tiêu bĩ, khai vị, tiêu thực, ôn trung. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

bach-dau-khau-va-10-phuong-thuoc-dieu-tri-da-benh

1. Thông tin khoa học:

2. Mô tả cây

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

Thu hoạch

Bộ phận dùng

Chế biến

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

B. Tác dụng dược lý

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

Qui Kinh

Công năng

Công Dụng

Lưu Ý

Liều dùng

Tác dụng phụ:

Bài thuốc sử dụng

1. Chữa đau bụng do lạnh nên khí trệ:

Bạch đậu khấu 6g, cam thảo 4g, hậu phác 8g và quảng mộc hương 4g sắc chung với 500 ml nước. Chia thuốc uống 3 lần trong ngày. Nên uống liên tục trong 3 ngày.

2. Chữa lợm giọng buồn nôn, bụng sôi:

bạch đậu khấu 3g, gừng tươi 3g, trúc nhự 9g và táo 3 quả. Gừng tươi đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt. Các dược liệu khác sau khi sắc chung với 200 ml cạn còn 50 ml, lọc lấy nước thuốc rồi trộn đều với nước gừng và uống.

3. Chữa chứng hôi miệng:

Ngậm bạch đậu khấu trong miệng vào mỗi buổi sáng sớm giúp làm giảm chứng hôi miệng.

4. Chữa trẻ nhỏ ọc sữa do vị hàn:

Bạch đậu khấu, Súc sa nhân, Mật ong, mỗi thứ 15 hạt, sinh Cam thảo, chích Cam thảo mỗi thứ 8g, tán bột, xát vào miệng trẻ con (Thế Y Đắc Hiệu Phương).

5. Chữa vị hàn ăn vào mửa ra:

Bạch đậu khấu 3 trái, tán bột, uống với một chén rượu nóng liên tiếp vài ngày (Trương Văn Trọng Bị Cấp Phương).

6. Chữa tỳ hư  ăn vào mửa ra:

Bạch đậu khấu, Súc sa nhân mỗi thứ 80g, Đinh hương 40g, Trần thương mễ 1 chén, sao đen với Hoàng thổ, xong bỏ đất, lấy thuốc, tán bột, trộn nước gừng làm viên. Mỗi  lần uống 8~12g với nước gừng (Tế Sinh Phương).

7. Chữa sản hậu nấc cụt:

Bạch đậu khấu, Đinh hương mỗi thứ 20g, tán bột, uống với nước sắc Đào nhân (Càn Khôn Sinh Ý).

8. Chữa vị hư hàn sinh ra nôn mửa, ăn vào mửa ra:

Bạch đậu khấu, Nhân sâm, Gừng sống, Quất bì, Hoắc hương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

9. Chữa hàn đàm đình trệ lại ở vị làm nôn mửa như bị phản vị:

Bạch đậu khấu, Bán hạ, Quất hồng, Gừng sống, Bạch truật, Phục linh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

10. Chữa tỳ hư quá đến nỗi mắt trắng, mộng thịt che mắt:

Bạch đậu khấu, Quất bì, Bạch truật, Bạch tật lê, Quyết minh tử, Cam cúc hoa, Mật mông hoa, Mộc tặc thảo, Cốc tinh thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

11. Lý khí ở phần thượng tiêu để khỏi trệ khí:

Bạch đậu khấu, Hoắc hương, Quất bì, Mộc hương, thêm Ô dước, Hương phụ, Tử tô, trị các chứng nghịch khí của phụ nữ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

12. Chữa vị hư hàn ăn vào mửa ra thường sảy ra lúc mùa thu:

Bạch đậu khấu làm quân, Sâm, Truật, Khương, Quất làm tá (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

13. Giải độc rượu, muốn nôn vì uống quá nhiều rượu:

Bạch đậu khấu, Biển đậu, Ngũ vị tử, Quất hồng, Mộc qua (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

14. Chữa ngực bụng đau do khí trệ:

Bạch đậu khấu 6g, Hậu phác 8g, Quảng mộc hương 4g, Cam thảo 4g, sắc uống (Ngũ Cách Khoan Trung Ẩm – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

15. Chữa ngực đầy tức do thấp trọc uất ở thượng tiêu, khí cơ trở trệ:

Bạch khấu nhân 6g, Hạnh nhân 12g, Ý dĩ nhân 20g, Hậu phát 8g, Hoạt thạch 16g, Trúc diệp 12g, Bán hạ 12g, Thông thảo 8g, sắc uống (Tam Nhân Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version