Site icon Medplus.vn

BẠCH ĐẦU ÔNG | Tác dụng ” hoàn hảo ” và 10+ Bài thuốc ” hiệu quả “

bach-dau-ong-tac-dung-hoan-hao-va-10-bai-thuoc-hieu-qua

bach-dau-ong-tac-dung-hoan-hao-va-10-bai-thuoc-hieu-qua

Theo tài liệu Đông Y: Bạch đầu ông có vị đắng, ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh can, thoái nhiệt, an thần. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

bach-dau-ong-tac-dung-hoan-hao-va-10-bai-thuoc-hieu-qua

1. Thông tin khoa học:

2. Mô tả cây

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

Thu hoạch

Bộ phận dùng

Chế biến

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

B. Tác dụng dược lý

1. Thử dung nạp thuốc

Cao khô bạch đầu ông tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng với liều 500 mg/kg, chuột dung nạp tốt, không thấy có biểu hiện độc hại cho chuột.

Cao khô bạch đầu ông được chiết như sau: Toàn cây bạch đầu ông phơi khô, tán thành bột khô, chiết bằng ethanol 50%. Dịch thu được cô dưới áp suất giảm ở 50oC, rồi sấy trong chân không đến khô [Dhar, 1968: 232]. Cao này còn được dùng liến hành các thí nghiệm 2, 3 và 4 dưói đây.

2. Tác dụng trên virus gây bệnh Ranỉkhet (Ranikhei disease virus)

Cấy virus vào màng đệm niệu nang (chorio – allantoic membrane) phôi gà đã ủ được 11 – 14 ngày tuổi. Nếu dịch cấy virus có thêm 0,05 mg/ml, cao toàn cây bạch đầu ông làm giảm sự phát triển của virus trên 75% so với lô chứng, không cho thêm cao [Dhar, 1968: 232].

3. Tác dụng trẽn hồi tràng chuột lang cô lập

Dung dịch cao khô bạch đầu ông hoà với nước, khi nhỏ vào bình nuôi hồi tràng cô lập, gây ức chế sự tăng co bóp do acetylcholin so với lô không nhỏ dung dịch cao vào bình nuôi, trước khi nhỏ acetylcholin [Dhar, 1968: 232].

4. Tác dụng chống ung thư

Gây u báng cho chuột nhắt trắng bằng cách tiêm phúc mạc dịch chứa tế bào ung thư Sarcoma – 180. Lô dùng cho chuột cao bạch đầu ông ức chế sự phát triển II báng so với lô không dùng cao [Dhar, 1968: 232],

5. Tác dụng lợi tiểu

Cao khô toàn cây bạch đầu ông chiết bằng methanol có tác dụng lọi tiểu, thử trên chuột cống trắng với các liều 300mg, 700mg và 1000 mg/kg. Hoạt tính là ở phần tan trong nước của cao.

6. Tác dụng trên tim mạch của Vernonin

Vernonin là một saponin triterpenoid chiết từ bạch đầu ông làm hạ huyết áp ở chó khi tiêm tĩnh mạch. Mặt khác, vernonin có tác dụng trên tim giống như digitalin, nhưng ít độc hơn [de Padua, 1999:493],

7. Tác dụng giảm đau

Cao chiết bằng cloroform, methanol và bằng ether từ lá cây bạch đầu ông với liều 100, 200 và 400 mg/kg tiêm phúc mạc làm giảm số lần quặn đau trên mô hình gây đau bằng cách tiêm phúc mạc dung dịch loãng acid acetic cho chuột nhắt trắng.

8. Tác dụng hạ sốt .

Gây sốt bằng men bia cho chuột cống trắng, thấy các cao cloroform, methanol và ether đều có tác dụng hạ sốt có ý nghĩa thống kê so vói lô chứng không dùng thuốc [Iwalewa et al.. 2003:229],

9. Tác dụng chống viêm cấp

Cao chiết bằng methanol của toàn cây bạch đầu ông đã được thử tác dụng chống viêm cấp tính trên mô hình gây phù bàn cliân chuột bằng carragenin, liistamin và serotonin. Cao methanol với liều uống là 250 và 500 mg/kg ức chế phù có ý nghĩa với p < 0,001 đối với tất cả 3 tác nhân gây viêm [Maziimder et al., 2003: 185],

10. Tác dụng chống viêm mạn tính

Trên mô hình gây viêm mạn tính dùng bông vê tròn thành hạt để gây u hạt thực nghiệm, cao methanol chiết từ toàn cây bạch đầu ông với liều uống 250 và 500 mg/kg biểu hiện tác dụng chống viêm mạn tính có ý nghĩa thống kê. Thí nghiệm có so sánh với phenylbutazon liều 100 mg/kg dùng uống [Mazumder et al., 2003: 185],

11. Tác dụng kháng khuấn

Cao toàn cây bạch đầu ông chiết bằng benzen có tác dụng kháng khuẩn trên nhiều chủng vi khuẩn [Gupta et al., 2003: 148].

12. Tác dụng diệt côn trùng

Đã xác định được 6 chất, phân lập từ hoa bạch đầu ông là pyrethrin I, cinerin I, jasmolin I, pyrethrin II, cinerin II, Jasmolin II có tác dụng diệt côn trùng [de Padua et al., 1999: 493].

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

Qui Kinh

Công năng

Công Dụng

    1. Sổ mũi, sốt, ho (lá).
    2. Lỵ, ỉa chảy, đau dạ dày (rễ).
    3. Viêm gan (hoàng đản cấp tính).
    4. Suy nhược thần kinh.
    5. Mụn nhọt, viêm tuyến sữa, hắc lào, chàm, rắn cắn…

Lưu Ý

Liều dùng

Bài thuốc sử dụng

1. Sổ mũi, sốt, ho:

Bạch đầu ông, Ngũ trảo, rễ Bồ hòn, lá Gừa (sanh) mỗi vị 15g nấu nước uống.

2. Suy nhược thần kinh:

Bạch đàn ông, Hy thiêm mỗi vị 15g, Chua me đất, Rau bợ mỗi vị 12g, Sẹ (Alpinia oxyphylla) 6g, sắc uống.

3. Huyết áp cao:

Bạch đầu ông, Chua me đất, Hy thiêm mỗi vị 15g, đun sôi lấy nước uống.

4. Chữa lỵ kèm sưng họng vào mùa xuân hè:

Mộc hương 15g, hoàng liên và bạch đầu ông mỗi vị 30g. Đem sắc với 5 bát nước còn lại 1.5 bát. Sau đó chia nước sắc thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

5. Chữa trĩ ngoại gây đau nhức và khó khăn khi đại tiện:

Rễ tươi của cây bạch đầu ông. Giã nát và đắp trực tiếp vào vùng giang môn.

6. Chữa chứng thoát vị bẹn:

Rễ bạch đầu ông tươi. Giã nát và đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau.

7. Chữa trẻ nhỏ bị rụng tóc:

Rễ bạch đầu ông. Giã nát và đắp vào ban đêm.

8. Chữa lỵ amip:

Bạch đầu ông 40g. Sắc lấy nước uống. Với những trường hợp bệnh nặng, dùng thêm 40g dược liệu sắc lấy 100ml nước, đem thụt vào giang môn 1 lần/ ngày.

9. Chữa trĩ ra máu, lỵ ra máu do nhiễm độc ly amip:

Hoàng liên 6g, tần bì và hoàng bá mỗi vị 12g, bạch đầu ông 20g. Đem các vị sắc lấy nước uống.

10. Chữa nhọt sưng đau và lở da do nhiệt độc:

Băng phiến 2g và bạch đầu ông 160g. Đem các vị tán bột mịn, sau đó dùng bạch đầu ông nấu với nước thành cao, trộn với băng phiến và dán cao vào vùng da cần điều trị.

11. Chữa viêm âm đạo và âm đạo ngứa ngáy:

Khổ sâm và bạch đầu ông mỗi vị 20g. Rửa sạch dược liệu, đem nấu nước rửa âm đạo.

12. Hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp:

Hy thiêm, chua me đất và bạch đầu ông mỗi vị 15g. Đem các vị sắc lấy nước uống, dùng liên tục trong thời gian dài cho đến khi huyết áp ổn định.

13. Chữa ho, sốt và sổ mũi:

Lá gừa (sanh), ngũ trảo, rễ bồ hòn và bạch đầu ông mỗi vị 15g. Đem các vị nấu lấy nước uống, dùng bài thuốc liên tục trong vòng 3 – 5 ngày.

14. Bài thuốc trị chứng suy nhược thần kinh:

Rau bợ và chua me đất mỗi vị 12g, hy thiêm và bạch đầu ông mỗi vị 15g. Đem các dược liệu rửa sạch và sắc lấy nước uống. Thực hiện 2 – 3 liệu trình, mỗi liệu trình kéo dài 10 ngày.

15. Chữa chứng rong kinh và rong huyết:

Bạc thau, bạch đầu ông và lá ngải cứu mỗi vị 20g. Đem các vị rửa sạch, giã nhỏ và lọc lấy nước uống. Uống liên tục trong vòng 10 ngày trước kỳ kinh. Thực hiện 3 lần trong 3 tháng sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version