Site icon Medplus.vn

BẠCH TẠNG: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG

Cùng Medplus tìm hiểu thêm về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh bạch tạng bạn đọc nhé!

Bạch tạng

1. Bạch tạng là gì?

Bạch tạng được xác định là một dạng rối loạn di truyền đặc trưng bởi tình trạng thiếu hụt melanin, sắc tố quyết định màu sắc của da, tóc và mắt. Sự giảm sắc tố da này có thể diễn ra hoàn toàn hay không hoàn toàn.

Những người bị bạch sẽ có màu tóc, da, mắt nhạt hoặc không màu. Những khác biệt về ngoại hình làm cho họ bị cô lập về mặt xã hội hoặc bị phân biệt đối xử. Bên cạnh đó, hầu hết người bị bệnh đều rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời nên dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư da.

Thực tế, hiện nay các chuyên gia vẫn chưa tìm ra cách chữa bệnh. Tuy nhiên, những người gặp phải tình trạng này có thể thực hiện các bước để bảo vệ làn da của mình và tối ưu hóa thị lực của họ.

2. Nguyên nhân bạch tạng là gì?

Bạch tạng là bệnh rối loạn bẩm sinh di truyền theo gen lặn đồng hợp tử. Gien này làm cơ thể bị khiếm khuyết men tyrosinase (giúp tham gia vào việc sản xuất melanin). Melanin là chất quy định màu sắc của da, đồng thời cũng là chất giúp cơ thể ngăn cản sự xâm hại của tia cực tím vào da.

Khi không có melanin, da người bệnh bị giảm hoặc mất hẳn sắc tố, lông – tóc bạc trắng, tròng mắt cũng mất màu. Trẻ em sẽ có nguy cơ sinh ra bị bạch tạng nếu có bố mẹ bị bạch tạng hoặc bố mẹ mang gen bệnh bạch tạng.

Nếu một trong hai người là bố hoặc mẹ mang gen lặn bệnh lý của cha, ông… thì các dấu hiệu bên ngoài của bệnh không xuất hiện – người con màu da, tóc vẫn bình thường (tức nhìn bên ngoài không hề biết người đó tiềm ẩn bệnh bạch tạng) nhưng mang gen lặn bệnh lý.

Nếu cả bố và mẹ tuy bình thường về sắc hình nhưng đều mang gen lặn bạch tạng thì con của họ sinh ra ở dạng đồng hợp tử về gen lặn do đó thể hiện bệnh. Những gen lặn bạch tạng tồn tại dai dẳng trong dòng họ từ thế hệ này qua thế hệ khác, nếu họ lấy vợ, lấy chồng không có gen lặn bệnh bạch tạng thì con cái đẻ ra không bị bệnh bạch tạng nhưng mang gen lặn bệnh lý.

Trái lại, nếu lấy phải vợ hoặc chồng cũng có gen lặn bạch tạng thì những cặp gen lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau dễ tạo sinh những đứa con bạch tạng. Vì vậy nếu hai vợ chồng này tiếp tục sinh con thì tỷ lệ con sinh ra mắc bệnh bạch tạng là lớn.

3. Triệu chứng bạch tạng là gì?

Các triệu chứng bệnh thường gặp có thể kể đến như:

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

4. Điều trị bạch tạng

Không có cách chữa bệnh bạch tạng triệt để. Điều trị bệnh chỉ có thể làm giảm triệu chứng và ngăn tổn hại do ánh nắng mặt trời. Điều trị có thể bao gồm:

Bạn có thể đối phó với bệnh bằng các lối sống và biện pháp khắc phục dưới đây:
  • Đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi tia UV
  • Quần áo bảo vệ da khỏi tia UV
  • Áp dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bạch tạng

 

 

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bạch tạng hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version