Site icon Medplus.vn

Bạch Truật – Dược liệu Vàng trong điều trị bệnh về Tiêu Hóa

bach truat - Medplus

Từ xa xưa Bạch truật đã được coi là “thần dược trường thọ” giúp tăng cường sức khỏe, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hoá. Cùng Medplus tìm hiểu những công dụng diệu kỳ của vị thuốc quý này nhé!

Thông tin về dược liệu Bạch Truật

Bạch truật hay còn được gọi với các như Truật, Truật Sơn Khê, Sơn Khương, Sơn Giới, Ngật Lực Già, Ư tiền truật,Thiên Đao, Triết Truật, Dã Ư Truật,… và nhiều tên gọi khác. Cây có tên khoa học là Atractylodes macrocephala Koidz, thuộc họ Cúc

1. Đặc điểm dược liệu

Bạch truật là cây thân thảo, sống lâu năm, thân rễ to và rất phát triển. Thân cây thẳng và có chiều cao trung bình từ 0,3 đến 0,8m. Cây thảo dược thường có một số đặc điểm sau đây: thân dưới hoá gỗ, thân trên phân nhánh (một số cây không có nhánh), lá mọc cách, dai, cuống lá ở phía dưới thường dài hơn so với các lá mọc ở phần ngọn, hoa có màu đỏ tím, mỗi cây thảo dược có rất nhiều hoa; quả màu xám, dẹt, thuôn.

2. Phân Bố

Bạch truật lúc đầu chỉ có ở Trung Quốc, ở huyện Thừa, Đông Dương. Sau được trồng lan rộng ra các tỉnh thành khác của Trung Quốc như Triết Giang, Hồ Bắc, Hồ Tây, Phúc Kiến, Tứ Xuyên,… Hiện nay, thảo dược này đã được di thực và trồng ở Việt Nam.

3. Bộ Phận dùng

Ở Bạch truật, người ta dùng phần rễ để làm dược liệu. Những phần rễ được chọn phải là phần rễ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, ruột trắng ngà thì mới đảm bảo chất lượng.

4. Thu Hái – Chế Biến

Giai đoạn cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 là giai đoạn thích hợp nhất để thu hoạch phần rễ của Bạch truật. Sau khi thu hoạch xong thì rửa sạch phần rễ, phơi khô và cắt lát mỏng để bào chế. Có một lưu ý khi thu hoạch rễ cây là nên thu hoạch vào những ngày có trời nắng ráo, đất khô thì việc thu hoạch sẽ diễn ra dễ dàng hơn.

Công dụng và cách dùng Dược Liệu

1. Thành Phần Hóa Học

– Trong Bạch truật có:

+ Humulene, b-Elemol, a-Curcumene, Atractylone. 3b Acetoxyatractylone, Selian 4(14), 7 (11)-Diene-8-One, Eudesmo, Palmitic acid. (Trần Kiến Dân – Thực vật Học Báo 1991, 33 (2): 164).

+ Hinesol, b- Selinene (Phó Thuấn Mạc – Thực vật Phân Loại Học Báo 1981, 19 (2): 195).

+ 8b-Ethoxyatractylenolide II, 14-Acetyl-12-Senecioy-12E. 8Z, 10E-Atractylentriol, 14-Acetyl-12-Senecioyl-2E, 8E, 10E-Atractylentriol, 12-Senecioyl-2E-8Z, 10E-Atractylentriol, 12- Senecioyl-2E-8E-10E-Atractylentriol. (Gia Hiệp Thiên Dân – Dược Học Tạp Chí (Nhật Bản) 1943, 63 (6): 252)

– Trong rễ củ Bạch truật có 1,4% tinh dầu. Thành phần tinh dầu gồm: Atractylon (C16H180), Atractylola (CH160) Atractylenolid I, II, III, Eudesmol và Vitamin A. (Trung Dược Học).

Công Dụng của Dược liệu

Y học hiện đại và Y học cổ truyền đã nghiên cứu ra những tác dụng của Bạch truật. Và mỗi bên có những tác dụng như sau:

Đối với y học hiện đại

Bạch truật có các tác dụng như bổ ích cường tráng; chống loét; giãn mạch máu, chống đông máu; tác dụng lợi niệu; chữa tiêu chảy và táo bón; tác dụng hạ đường huyết; an thần; chống loét bao tử; chống ung thư; giúp phục hồi chức năng gan; kháng viêm; khả năng gây ức chế đối với một số loại vi khuẩn gây bệnh ngoài da…

Đối với y học cổ truyền

Bạch truật có tác dụng trong việc chữa trị các bệnh như đau đầu; tiêu chảy; trị phù thũng; trị tỳ hư; táo bón; giúp ăn ngon ngủ yên; cây còn có tác dụng trong việc dưỡng thai…

Tính Vị

Theo Đông y, cây có vị ngọt, tính ấm, tác dụng kiện tỳ, chỉ tá, lợi thủy.

Cái bài thuốc tiêu biểu dành cho Bệnh về Dạ Dày

Bài thuốc tiên vị tiêu thực (khỏe dạ dày, dễ tiêu hóa):

– Trị tỳ, vị hư nhược, tiêu hóa không tốt, không muốn ăn uống. Dùng Thang chỉ truật: bạch truật 12g, chỉ thực 6g. Sắc uống hoặc tán bột làm viên hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày uống 2 – 3 lần, chiêu với nước cơm.

Bài thuốc cầm tiêu chảy:

– Bột Sâm truật: đảng sâm, bạch truật, phục linh, ý dĩ, liên nhục, nhục đậu khấu, kha tử, trần bì mỗi vị 12g; sơn tra 8g, thần khúc 8g; mộc hương, sa nhân, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống hoặc tán thành bột. Trị các chứng tỳ hư thấp trệ, đại tiện lỏng, người mệt, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi.

Bài thuốc viêm đại tràng

16g Bạch truật, 6g Hắc táo nhân, 8g Cam thảo, 9g Trần bì, 9g Hậu phác. Đem các vị đã chuẩn bị theo đủ liều lượng sắc uống trong ngày, mỗi ngày chia 3 lần.

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày

Sử dụng 10g Bạch truật, 6g Hắc táo nhân, 8g Cam thảo, 9g Trần bì, 9g Hậu phác. Tất cả các vị sắc uống trong ngày, mỗi ngày uống 3 lần trước khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa kém

Bạn chuẩn bị các vị thuốc Hoàng cầm, Bạch truật, Hoàng liên, Bạch linh mỗi thứ 12g, Đại hoàng 40g, Trạch tả 8g, Chỉ thực 20g, Thần khúc 20g, đem tán mịn làm hoàn. Ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi ngày 8 đến 10g. Duy trì từ 1 đến 2 tuần sẽ thấy được công dụng hiệu quả.

Những lưu ý khi sử dụng Bạch truật

Những trường hợp không nên sử dụng Bạch truật:

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Bạch Truật cũng như một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version