Site icon Medplus.vn

Cần làm gì khi tai chảy mủ?

Bạn biết gì về chứng tai chảy mủ?

Tai chảy mũ là một triệu chứng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Dịch chảy ra từ ống tai trong như nước hay ngả vàng như mủ và có thể lẫn máu. Tai chảy mủ cấp tính và tự khỏi có thể làm bạn chủ quan nhưng khi triệu chứng này kéo dài hay lặp đi lặp lại có thể là biểu hiện cho biến chứng nguy hiểm ở tai cần được chăm sóc y tế đúng cách.

Nguyên nhân nào dẫn đến tai chảy mủ?

Thông thường trong ống tai của bạn vẫn có lớp dịch gọi là ráy tai. Ráy tai đóng vai trò bảo vệ ống tai khỏi vi khuẩn xâm nhập nhưng nếu vì lý do nào đó làm có dịch chảy ra, đây là dấu hiệu cảnh báo cho những bất thường ở tai. Trong đó có một số nguyên nhân thường gặp như:

  • Nhiễm trùng tai với nguyên nhân hàng đầu là viêm tai giữa cấp tính hay thường gọi là viêm tai giữa. Viêm nhiễm này được sinh ra do các tác nhân dị ứng hay chất kích ứng hóa học (ví dụ như khói thuốc lá). Đôi khi, tình trạng tắc nghẽn gây ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus ở đường hô hấp như virus cảm lạnh chẳng hạn cũng là nguyên nhân khiến tai bị chảy mủ.
  • Chấn thương ống tai khi tai chịu áp suất hay âm thanh quá lớn sẽ gây ra tình trạng chảy mủ tai. Ngoài ra, tổn thương ống tai cũng có thể do tiếp xúc với bức xạ trong điều trị ung thư ở khu vực đầu và cổ hay hiếm gặp hơn là trường hợp phẫu thuật cắt ngang ống thính giác.
  • Viêm tai ngoài hay còn được gọi là hội chứng tai của vận động viên bơi lội: là khi tai chảy mủ do vi khuẩn hay nấm xâm nhiễm vào ống tai nếu bạn thường xuyên ở dưới nước trong thời gian dài.

Dấu hiệu nhận biết

Theo thống kê, nhiễm trùng tai thường dễ xảy ra và khó phát hiện hơn ở trẻ nhỏ. Trong khi, đau tai, nghe khó và tai chảy mủ là những triệu chứng dễ nhận biết ở người lớn thì bố mẹ cần quan sát ở trẻ nhỏ các biểu hiện ban đầu của tình trạng tai chảy mủ như:

  • Quấy khóc, khó chịu ở tai và mất ngủ
  • Thường kéo tai và khó chịu khi bạn đặt bé ở những nơi bằng phẳng
  • Có tình trạng chảy mủ nhưng chưa ảnh hưởng đến khả năng nghe và phản xạ âm thanh của bé
  • Sốt cao (trên 39 độ C) và kéo dài.

Nhiễm trùng tai ở trẻ là tình trạng tương đối nguy hiểm nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời, lâu dài có thể dẫn đến mất khả năng nghe và ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Do đó, khi nhận thấy con có những dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt.

Tai chảy mủ: Cần điều trị thế nào cho đúng?

Viêm tai giữa được xem là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tai chảy mủ ở cả người lớn và trẻ em. Kiểm soát triệu chứng và giải quyết các tác nhân gây viêm nhiễm là hai mục tiêu chính trong cách chữa bệnh chảy mủ tai, bao gồm:

1. Thuốc giảm đau không kê đơn

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và người lớn đều có thể sử dụng acetaminophen hay ibuprofen để làm giảm triệu chứng đau trong khi có tổn thương hay nhiễm trùng tai. Aspirin chỉ nên sử dụng cho người lớn và tránh dùng cho trẻ em vì có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ, ảnh hưởng lên gan và não.

2. Liệu pháp kháng sinh

Thông thường bác sĩ sẽ không kê đơn kháng sinh từ đầu ở người lớn hay trẻ vị thành niên khi tai chảy mủ mà cần chờ đợi quan sát hiệu quả miễn dịch. Điều này giúp tránh tình trạng kháng thuốc khi hệ thống miễn dịch có thể chống chọi được với nhiễm trùng tai hoặc khi chảy dịch không do nhiễm trùng. Những trường hợp này thường tự khỏi sau vài tuần.

Tuy nhiên, với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi khi được chẩn đoán tai chảy mủ do viêm tai giữa cấp cần được điều trị sớm với kháng sinh mà không cần thời gian chờ đợi và quan sát ban đầu.

Nhiễm trùng tai có thể dùng kháng sinh đường uống hay nhỏ trực tiếp vào tai bị viêm nhiễm, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người. Lưu ý: cần mua thuốc theo đơn của bác sĩ và tuân thủ các hướng dẫn dùng thuốc.

3. Thủ thuật dẫn lưu chất lỏng

Khi trẻ bị viêm tai giữa tái đi tái lại hoặc ứ đọng chất lỏng trong tai sau khi hết nhiễm trùng (còn gọi là viêm tai giữa tràn dịch), bác sĩ thường đề nghị thực hiện thủ thuật để dẫn lưu chất lỏng trong tai giữa ra ngoài.

Mách bạn các biện pháp chăm sóc tại nhà khi tai chảy mủ

Ngoài việc dựa vào các liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, bạn cũng có thể kết hợp cách chữa bệnh tai chảy mủ tại nhà cho cả người lớn và trẻ nhỏ như:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân kích ứng như khói thuốc lá.
  • Tinh dầu tràm trà hay dầu oliu cũng được dùng để nhỏ vào tai chữa nhiễm trùng tai. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng tại nhà.
  • Chườm ấm bằng khăn hay gạc lên tai bị nhiễm trùng trong vòng 20 phút hoặc lâu hơn để làm dịu cơn đau, hỗ trợ giảm viêm.
  • Bôi một vài giọt dung dịch (cồn và giấm tỷ lệ 1:1) vào tai bị nhiễm trùng: hiệu quả trong các trường hợp viêm tai ngoài khi nước ứ đọng ở tai. Cồn giúp bay hơi nước và giấm giúp hạn chế lây lan vi khuẩn.
  • Dầu tỏi hay nước ép hành tây: là nhóm “rau sát khuẩn” được tin dùng trong điều trị nhiễm trùng tai trong dân gian từ xa xưa.
  • Chữa viêm tai tại nhà bằng giấm táo: giúp tiêu diệt và hạn chế lây lan vi khuẩn.

Những thông tin được Medplus cung cấp trên đây có thể giúp bạn có thêm kiến thức nhằm xử lý những trường hợp tai chảy mủ bất chợt gây đau đớn hay phiền toái mà chưa thể đến gặp bác sĩ tai mũi họng.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Otitis Media With Effusion: Treating Fluid in the Ear

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version