Site icon Medplus.vn

Bạn đã biết gì về các tiếng thổi ở tim chưa? 5 thông tin cơ bản bạn nên biết

Các tiếng thổi ở tim là gì?

Các tiếng thổi ở tim là những âm thanh xuất hiện trong chu kỳ nhịp tim  – chẳng hạn như tiếng rít hay tiếng sột xoạt gây ra do dòng máu chảy không đều bên trong hoặc gần tim. Những âm thanh này có thể nghe được bằng ống nghe. Tiếng thổi có thể có mặt khi sinh (bẩm sinh) hoặc phát triển sau này trong đời. Một tiếng thổi tim không phải là một bệnh – nhưng tiếng thổi có thể chỉ ra một vấn đề tim nằm bên dưới.

Tiếng thổi tâm vô hại và không cần điều trị. Một số tiếng thổi trái tim có thể yêu cầu theo dõi để chắc chắn không phải là tiếng thổi gây ra bởi một bệnh tim nghiêm trọng tiềm ẩn. Điều trị nếu cần thiết là hướng vào các nguyên nhân gây ra tiếng thổi tim.

Nguyên nhân gây ra các tiếng thổi ở tim

Tiếng thổi tim vô hại thường do máu lưu thông qua tim. Ở trẻ em, tiếng thổi tim bất thường thường có liên quan đến các khuyết tật tim bẩm sinh. Những khuyết tật này có thể lành tính và không gây biến chứng. Tuy nhiên, cũng có những bệnh cần phải được phẫu thuật hoặc thậm chí là cấy ghép tim.

Nguyên nhân thường gặp của tiếng thổi tim:

Tiếng thổi tim có thể gây ra do một số bệnh tim bẩm sinh hoặc các khuyết tật về tim. Một số bệnh này có thể là do di truyền. Nồng độ cholesterol cao trong máu cũng có thể là do di truyền và tình trạng này thường khiến tiếng thổi tim trở nên trầm trọng hơn.

Những dấu hiệu và triệu chứng của các tiếng thổi ở tim

Một tiếng thổi bất thường ở tim có thể không kèm theo bất kỳ dấu hiệu hoặc các triệu chứng rõ ràng nào, ngoài những âm thanh bất thường bác sĩ nghe được khi khám tim bằng ống nghe. Tuy nhiên, nếu bạn có những dấu hiệu hoặc triệu chứng khác, chúng có thể chỉ ra một số vấn đề về tim như:

  • Da xuất hiện màu xanh tái, đặc biệt là đầu các ngón tay và môi của bạn;
  • Phù nề hoặc tăng cân đột ngột;
  • Khó thở;
  • Ho mãn tính;
  • Gan to;
  • Phì đại tĩnh mạch cổ;
  • Chán ăn và tăng trưởng chậm hơn bình thường (ở trẻ nhũ nhi);
  • Đổ mồ hôi nhiều khi không gắng sức hoặc gắng sức rất ít;
  • Đau ngực;
  • Chóng mặt;
  • Ngất xỉu.

Nếu có bất kì triệu chứng hoặc thắc mắc nào, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị một cách hiệu quả nhất nhé.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiếng thổi ở tim

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây tiếng thổi ở tim, chẳng hạn như:

  • Tiền sử gia đình có người có khuyết tật về tim: Nguy cơ mắc cao bệnh lý về tim mạch và tiếng thổi ở tim nếu có người thân có bệnh lý về tim.
  • Một số tình trạng y khoa bao gồm: huyết áp cao không kiểm soát, cường giáp, nhiễm trùng màng tim, tăng áp ở phổi, hội chứng liên quan đến ung thư, hội chứng tăng tế bào bạch cầu, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, suy tim.
  • Bị bệnh khi mang thai: Khi mang thai, mẹ mắc một số bệnh như đái tháo đường không kiểm soát được hoặc nhiễm rubella, sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các khuyết tật tim và tiếng thổi ở tim cho trẻ.
  • Sử dụng một số loại thuốc hoặc các chất kích thích trong khi mang thai: Sử dụng một số loại thuốc, rượu hoặc các thuốc có thể gây tổn hại cho sự phát triển của trẻ, dẫn đến dị tật tim.

Điều trị tiếng thổi ở tim

Nhiều trường hợp tiếng thổi tim ở trẻ em và người lớn là lành tính không gây hại và không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu các tình trạng như cao huyết áp gây ra tiếng thổi, bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân. Một số loại bệnh van tim có thể cần:

  • Thuốc ngăn ngừa cục máu đông, các thuốc kiểm soát nhịp tim không đều hoặc đánh trống ngực và huyết áp thấp
  • Thuốc lợi tiểu loại trừ muối và nước dư thừa ra khỏi cơ thể, làm cho tim bơm máu dễ dàng hơn.
  • Phẫu thuật sửa các khuyết tật bẩm sinh
  • Phẫu thuật để sửa chữa một số bệnh lý van tim.

Bác sĩ đôi khi yêu cầu bệnh nhân dùng kháng sinh để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tim trước khi chữa răng hoặc một số loại phẫu thuật.

Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.

Một số bài viết có thể bạn quan tâm: 

Exit mobile version