Site icon Medplus.vn

Bằng lăng – Công dụng rất tuyệt vời | Bạn nên biết ?

bang-lang-cong-dung-rat-tuyet-voi-ban-nen-biet

bang-lang-cong-dung-rat-tuyet-voi-ban-nen-biet

Bằng lăng luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

bang-lang-cong-dung-rat-tuyet-voi-ban-nen-biet

Tên tiếng Việt: Bằng lăng, Săng lẻ, Bằng lang, Truol, Thao lao

Tên khoa học: Lagerstroemia calyculata Kurz

Họ: Tử vi ( Lythraceae ).

1. Đặc điểm thực vật

Hầu hết mọi người chỉ biết tới bằng lăng là cây bóng mát, cây gỗ mà ít biết đến bằng lăng cũng là một cây thuốc quý. Cây gỗ cao 30-35m, thân gỗcó đường kính 40-80cm, cành mảnh khảnh, có lông mềm màu hung, lông hình sao, có ở ngọn, sau nhẵn và hình trụ. Lá mũi mác, thuôn dài, hẹp dần, tù ở gốc, dài 7-14cm, rộng 20-50mm dai, lúc đầu có lông hình sao, sau không lông ở phía trên, có nhiều lông mềm hơn ở mặt dưới, gân phụ 10-13 đôi.

Cụm hoa mọc ở đỉnh với 6-9 hoa, nụ hình nón hay trái xoan, đài hình chuông, rất nhiều lông mềm, 6 thuỳ hình ba cạnh, cánh hoa 6, hình mắt chim, nhị có nhiều gần bằng nhau, nhị bầu xù xì có 5-6 ô, quả nang hình trứng dài 12mm, tut vào trong dài tới 1/3.

2. Bộ phận dùng

Vỏ, thân, lá được dùng làm dược liệu trong các bài thuốc.

3. Phân bố

Bằng lăng mọc hoang ở Lào, Campuchia, Miến Điện, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam.

Tại Việt Nam, cây mọc hoang ở khắp nơi. Tuy nhiên, thường thấy ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Kontum, Đắk Lắk. Ở miền Nam, chủ yếu thấy loại cây thân hồng sắc, hoa tím. Người dần dùng vỏ thân và lá để chữa lỵ, bỏng.

4. Thu hái – sơ chế

Dược liệu Bằng lăng có thể thu hái quanh năm, đặc biệt là vào mùa thu, thường dùng tươi. Có nơi phơi vỏ thân phơi khô, sắc nước, dùng uống.

Sau khi thu hoạch, rửa sạch và cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, phơi hoặc sấy khô, bảo quản trong túi thoáng khí, dùng dần.

5. Bảo quản

Bằng lăng thường được sử dụng tươi. Tuy nhiên, nếu như sơ chế cần bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Hoàng Như Mai (1983) đã phân tích thấy:

2. Tính vị và Quy Kinh

Bằng lăng có tính làm săn da, vị chát.

3. Tác dụng dược lý

– Theo Đông Y

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

4. Công Dụng

Bằng lăng dùng để Điều trị các bệnh ngoài da, nấm da

Điều trị trực khuẩn kiết lỵ

Vỏ cây và lá dùng làm thuốc hãm uống chữa bệnh tiêu chảy, hoa cũng dùng để chữa tiêu chảy đồng thời có tác dụng lợi tiểu rất có ích đối với người có bệnh về bàng quang.

Hạt có tác dụng an thần, gây ngủ, quả dùng để đắp ngoài trị những tổn thương loét đau ở miệng. Vỏ cây còn có tác dụng như thuốc nhuận tràng tự nhiên chữa bệnh táo bón.

Đặc biệt, lá của cây bằng lăng được người dân sử dụng để hãm trà uống có tác dụng chữa bệnh tiểu đường.

Lá bằng lăng còn có tác dụng đối với nhiều căn bệnh khác như sau:

– Bệnh thừa cân, béo phì: Thành phần acid corosolic ngoài việc giảm đường huyết còn được chứng minh là giúp làm giảm béo phì. Chiết xuất lá bằng lăng có thể ngăn cản sự dồn đọng carbonhydrate đồng thời làm giảm sự hình thành mỡ.

Theo các nhà khoa học, những bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể giảm 1 đến 2kg mỗi tuần nhờ sử dụng chiết xuất lá bằng lăng.

– Bệnh gout: Trong lá còn chứa valoneic acid dilactone (VAD) được sử dụng như chất ức chế xanthine oxidase làm giảm acid uric trong bệnh gout. Dịch chiết từ lá bằng lăng được chứng minh có tác dụng đối với bệnh gout tốt hơn thuốc.

– Bệnh đường tiết niệu: Lá bằng lăng chứa các thành phần kháng khuẩn, lợi tiểu rất tốt đối với người mắc bệnh đường tiết niệu, giúp phòng ngừa, chữa trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Sử dụng lá bằng lăng già đun sôi trong nước và uống thay trà để có tác dụng này.

5. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu Bằng lăng có thể dùng ngoài hoặc uống trong. Có thể dùng độc vị hoặc dùng kết hợp với nhiều vị thuốc khác.

Dùng ngoài liều không cố định

Dùng dưới dạng sắc 50-100g

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

bang-lang-cong-dung-rat-tuyet-voi-ban-nen-biet

1. Chữa nấm ngoài da, hắc lào

Theo kinh nghiệm nhân dân, Bằng lăng được áp dụng chữa bệnh nấm ngoài da (dùng cồn săng lẻ 30%) bôi lên nơi tổn thương, ngày 2 lần, kết quả thu được rõ hơn là dùng cồn chút chít và bạch hạc.

2. Bằng lăng dùng điều trị lỵ trực khuẩn.

Ngày uống từ 10-15 viên, mỗi viên tương đương với 1,5g dược liệu khô. Thời gian hết khuẩn Shigilla ngắn hơn so với dùng cloroxit hay ganidan. Thời gian điều trị 10-15 ngày. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi dùng với liều 3-6 viên/ngày. Dùng liền 5-7 ngày.

3. Điều trị bỏng từ bằng lăng

Dùng cao lỏng Bằng lăng hâm nóng thì tạo thành màng tốt dai bóng bám chắc vết thương nhưng vẫn gây xót. Nếu dùng bột Bằng lăng thì dễ nứt nẻ, bột bám không chắc bằng cao.

4. Chữa tiểu đường:

Hãm như trà: 50g lá già hoặc 50g quả khô hãm với 0,5 lít nước sôi. Uống ngày 4 – 6 cốc mỗi ngày để phòng và chữa bệnh tiểu đường.

5. Hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn

Sử dụng vỏ thân Bằng lăng nấu cô đặc thành cao, dùng bôi lên vết thương để giảm tình trạng nhiễm khuẩn và tạo một lớp màng bảo vệ vết thương. Ngoài ra, bôi cao dược liệu còn có thể hạn chế đau đớn khi thay băng ở các vết thương lớn.

Lưu ý

Ngoại việc kháng khuẩn, chữa nấm, hạt Bằng lăng còn được sử dụng để an thần, ổn định giấc ngủ. Quả còn được sử dụng sử dụng để điều trị loét miệng, vỏ thân còn dùng để nhuận tràng, chữa táo bón. Tuy nhiên, trước khi sử dụng dược liệu, người dùng nên trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version