Ở các nước châu Á và phương Tây, cây lúa đều có vị trí đặc biệt trong đời sống nông nghiệp truyền thống. Và nếu những người phương Tây sử dụng vani như hương liệu. Ở châu Á, tinh chất lá của cây dứa dại có hương thơm và công dụng có thể sánh cùng. Món bánh truyền thống đậm hương vị lá dứa, yêu cầu phải có bột gạo. Và như được biết đến ở phương Tây, các loại bánh hay được nướng trong lò. Nhưng ở châu Á bánh da lợn thường được hấp hơn.
Bánh da lợn gợi nhắc không khí làng quê của những ngày xưa
Lựa chọn nguyên liệu
Nếu bạn có thể mua được đậu xanh đã tách vỏ (hay đậu xanh cà), bạn hãy sử dụng chúng. Vì chúng được nấu nhanh chín hơn đậu xanh nguyên hạt nhiều. Tuy không có gì có thể sánh cùng hương vị béo ngọt của nước cốt dừa tươi nhưng nếu bạn gặp khó khăn trong khâu nạo dừa tươi và vắt nước cốt, hãy sử dụng nước cốt dừa đóng hộp hoặc bột dừa đã được hòa tan trong nước ấm.
Các sản phẩm thay thế tuy vẫn đảm bảo 80% hương vị cho thành phẩm nhưng nên được xếp sau nếu bạn tìm thấy được các nguyên liệu tươi.
Câu chuyện vui
Cách gọi tên
Bánh da lợn được xem như một đích ngắm cho nhiều câu chuyện khá vui. Chúng tôi may mắn biết được một qua lời kể của thầy giáo dạy Văn hồi cấp hai. Miền Bắc, người ta gọi con lợn nhưng có bánh lỗ tai heo. Trong khi miền Nam gọi con heo nhưng có món bánh da lợn.
Thử giải thích
Bởi không có chuyên môn ngôn ngữ học hay văn hóa học nên chúng tôi chỉ thấy buồn cười một chút. Người dân của hai miền chắc chắn có óc khôi hài và dường như họ đua tài ẩm thực truyền thống nhưng không quên tạo dấu ấn trong lời ăn tiếng nói.
Xét theo ngữ điệu để lựa chọn tên gọi, chúng tôi nhận thấy nếu đọc “bánh lỗ tai lợn” hay “bánh da heo” có vẻ ngược đời, khó thuận miệng. Một loại bánh khô, giòn, một dẻo, ẩm, chắc chắn đều có lý lẽ để được người sáng tạo đặt tên. Thật thú vị nhưng chúng tôi không thể đoán định thêm ở đây để tránh rơi vào phán xét một cách quá chủ quan.
Đặc trưng kết cấu
Bánh da lợn gồm các lớp xếp chồng, xen kẽ màu xanh vàng khá hài hòa và đẹp mắt. Lá xanh rồi lá cũng vàng. Màu xanh và màu vàng thân cận nhau theo nghĩa quy luật sinh trưởng thời gian dành tặng cho vạn vật. Nhưng nếu bạn nghĩ lớp màu vàng có thể được dùng để chỉ mỡ lợn cũng không phải lạ.
Nhưng còn lớp màu xanh bên màu chả nhẽ nó gợi nhớ cá lá dong gói bánh chưng, bao bọc cả phần gạo nếp và nhân thịt ở bên trong? Nhưng theo hiện thực, da lợn bên ngoài có màu trắng. Nhưng được biến hóa trở thành chiếc bánh ngọt màu sắc nhuộm càng bắt mắt càng dễ gây ấn tượng. Và màu xanh hợp màu vàng hơn cả.
Điểm chốt hương vị
Lớp mè rang và nước cốt dừa như một điểm nhấn gợi cảm giác lúc nhai và cảm nhận hương vị béo ngọt vui vẻ. Món ăn trước hết giúp chiếc bụng đói sau nhắc nhớ các hoạt động xảy ra chung nó như kỉ niệm, quá trình người thợ dân gian, đầu bếp gia đình chăm chút,…
Quá nhiều thứ ấn tượng khác còn chờ những nhà nghiên cứu chuyên ẩm thực cổ truyền và văn hóa đại chúng tiếp lời. Do hạn chế của mặt báo, trình độ, thời gian, đối tượng chúng tôi chỉ có thể gợi dẫn như thế cho món bánh da lợn.
Công thức bánh da lợn
Danh sách các nguyên liệu khá đơn giản và không quá đắt. Hầu hết các siêu thị và chợ châu Á đều có bán đầy đủ các nguyên liệu. Thông qua hai nhóm nguyên liệu đã chia bạn có thể nhận thấy đặc trưng kết cấu của chiếc bánh da lợn: các lớp bánh xếp chồng, xanh vàng xen kẽ, vị ngọt, béo chủ đạo.
Chúng tôi cũng đã chia nhỏ các công đoạn và viết kèm vài dòng mô tả để bạn dễ dàng lập kế hoạch chuẩn bị và hoàn thành tốt món bánh da lợn. Mọi việc chỉ kết thúc trong vòng 2 giờ. Nhưng chiếc bánh da lợn thành phẩm có giá trị xứng đáng để bạn chờ đợi.
Thành phần
Lớp bánh màu vàng
1/2 chén đậu xanh tách hạt vàng
1/2 chén tinh bột sắn
1/4 chén bột gạo (không phải bột nếp)
2/3 đến 3/4 cup đường
1 nhúm muối
1/2 cup nước cốt dừa
Lớp bánh màu xanh lá cây
1 1/4 cup tinh bột sắn
1/2 chén bột gạo
2/3 đến 3/4 cup đường
1 nhúm muối
2 cup nước dứa
Trang trí: thêm nước cốt dừa, hạt mè
Các bước cần thực hiện
Lớp bánh màu vàng
Bước 1:
Tập hợp các thành phần để tạo nên lớp bánh màu vàng.
Bước 2:
Rửa sạch đậu xanh nhiều lần. Cho vào bát và đổ hai cup nước vào. Loại bỏ bất kỳ phần đậu xanh nào nổi.
Bước 3:
Đậy kín và để ngâm trong ít nhất bốn giờ. Nên để qua đêm trong tủ lạnh.
Bước 4:
Rửa sạch đậu xanh nhiều lần một lần nữa. Để ráo và đổ vào chảo.
Bước 5:
Đổ khoảng một cup rưỡi nước.
Bước 6:
Đun sôi trên lửa lớn. Đậy nắp, hạ lửa vừa và đun cho đến khi đậu xanh nhão. Tùy thuộc vào chất lượng của đậu, quá trình này có thể mất từ nửa tiếng đến một tiếng rưỡi. Thêm nước, mỗi lần một phần tư cup, nếu hỗn hợp khô trước khi đậu xanh mềm. Tắt bếp.
Bước 7:
Khi đậu chín, nguội, lọc để loại bỏ nước thừa. Đổ đậu xanh vào máy xay, thêm đường và muối.
Bước 8:
Xay nhuyễn đậu.
Bước 9:
Trong một cái bát cỡ vừa, khuấy đều nước cốt dừa, bột gạo và tinh bột sắn.
Bước 10:
Cho hỗn hợp nước cốt dừa vào máy xay cùng đậu xanh và chế biến cho đến khi mịn. Để qua một bên.
Lớp bánh màu xanh
Bước 1:
Thu thập các thành phần.
Bước 2:
Khuấy đều tất cả các nguyên liệu tạo nên lớp bánh màu xanh trong một cái bát cỡ vừa.
Bước 3:
Chuẩn bị nồi hấp. Đổ nước vào chảo và bắt đầu đun sôi kĩ.
Bước 4
Xịt ít dầu chống dính vào 8 đến 12 chiếc khuôn bánh Ramekins một lần.
Bước 5:
Đổ khoảng hai thìa hỗn hợp màu xanh lá cây vào mỗi khuôn bánh Ramekin. Xếp các khuôn bánh Ramekins vào rổ hấp và hấp trong khoảng 7 phút hoặc cho đến khi lớp màu xanh bên trên cứng lại.
Bước 6:
Chia hỗn hợp màu vàng vào các khuôn bánh Ramekins. Hấp từ 10 đến 12 phút hoặc cho đến khi bánh cứng lại.
Bước 7:
Chia hỗn hợp màu xanh lá cây còn lại vào các khuôn bánh Ramekins. Hấp thêm từ 5 đến 7 phút.
Bước 8:
Dùng dao phết dầu để nới lỏng bánh da lợn khỏi khuôn. Thưởng thức ngay lúc còn nóng hoặc ở nhiệt độ phòng. Bạn có thể rưới thêm nước cốt dừa và rắc thêm mè nướng để chiếc bánh da lợn thêm phần hấp dẫn.
Giá trị dinh dưỡng |
|
---|---|
Khẩu phần: 4 đến 6 | |
Mỗi phần bánh da lợn chứa | |
Lượng calo | 303 |
% Nhu cầu năng lượng hàng ngày * | |
Tổng lượng chất béo 5 g | 7% |
Chất béo bão hòa 4 g | 22% |
Cholesterol 0 mg | 0% |
Natri 113 mg | 5% |
Tổng lượng Carbohydrate 62 g | 22% |
Chất xơ 2 g | 7% |
Protein 3 g | |
Canxi 28 mg | 2% |
* % Nhu cầu năng lượng hàng ngày (DV) cho bạn biết lượng chất dinh dưỡng trong khẩu phần thực phẩm đóng góp vào chế độ ăn uống. Mức 2.000 calo được sử dụng để tư vấn dinh dưỡng. |
Thông tin ở đây chỉ mang tính ước lượng. Kết quả chúng tôi nhận được dựa trên nguồn dữ liệu sẵn có của máy tính dinh dưỡng trực tuyến. Vì vậy nó không thể thay thế lời khuyên của các chuyên gia uy tín. Bạn nên cân nhắc kĩ trước khi quyết định dùng bánh da lợn. Bạn nên tìm hiểu những đối tượng nào nên hạn chế hoặc không được ăn các nguyên liệu đã được liệt kê. Bởi vì chúng tôi không chịu trách nhiệm tư vấn sức khỏe cho từng trường hợp. Món bánh da lợn này được xây dựng theo nhu cầu khẩu vị chung.
Nếu bạn thích bánh da lợn hãy để lại bình luận và nhanh tay chia sẻ bài viết. Chúng tôi rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn. Mọi thông tin bạn cung cấp chúng tôi chỉ dành để phát triển chuyên mục sổ tay ẩm thực. Khả năng và kinh nghiệm nấu nướng của bạn có thể giúp ích cho nhiều người. Vì vậy bạn đừng ngần ngại trình bày quan điểm.
Xem thêm bài viết:
- Rượu Vodka đen cách chuẩn bị tiệc vui theo cách riêng tư nhất
- Vodka Canberry đẹp tươi nhờ màu sắc, bắt vị nhờ mùi hương
- Cocktail Black Magic gợi cảm giác huyền bí, kích gợi trí tò mò
Nguồn: The Spruce Eats