Site icon Medplus.vn

Bảo hiểm thai sản PVI – Đối tượng, mức phí, quyền lợi

bảo hiểm thai sản PVI

bảo hiểm thai sản PVI

Bảo hiểm thai sản PVI là giải pháp ưu việt giúp bảo vệ sức khỏe mẹ bầu trong suốt thai kỳ và cả thời gian sau sinh con. Với gói bảo hiểm sức khỏe thai sản này, mẹ bầu còn được tùy chọn khám ở những cơ sở y tế hàng đầu cả nước mà không cần trả phí trước.

Bài viết hôm nay, Medplus sẽ tổng hợp những điều quan trọng khi mua bảo hiểm sức khỏe thai sản PVI. Bạn cần biết được đối tượng bảo hiểm là gì? Mức phí và quyền lợi khi mua bảo hiểm PVI cho bà bầu? Phạm vi và điểm loại trừ bảo hiểm như thế nào…?

1. Bảo hiểm sức khỏe PVI có tốt không?

Bảo hiểm sức khỏe PVI có tốt không

PVI là công ty bảo hiểm có tiềm lực và uy tín lớn. Được thừa hưởng nền tảng tài chính vững mạnh từ công ty mẹ và Tập đoàn dầu khí Việt Nam PNV, do đó bạn hoàn toàn an tâm khi chọn mua bảo hiểm của PVI.

PVI mang đến cho khách hàng nhiều chương trình bảo hiểm đa dạng như:

Mỗi gói bảo hiểm có những ưu điểm và thế mạnh riêng, mức phí và quyền lợi chi trả cũng khác nhau. Tuy nhiên, những sản phẩm bảo hiểm sức khỏe PVI đều đảm bảo mang lại giá trị cho khách hàng.

Ưu điểm bảo hiểm sức khỏe PVI

2. Bảo hiểm thai sản PVI

2.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm

2.2. Quyền lợi bảo hiểm thai sản PVI

Quyền lợi bảo hiểm thai sản PVI

Khi tham gia bảo hiểm thai sản PVI, bạn sẽ được bảo hiểm các chi phí sau:

2.2.1. Chi phí sinh thường

2.2.2. Chi phí sinh mổ

2.2.3. Chi phí điều trị biến chứng thai sản

Biến chứng khi mang thai là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến nhiều cái chết của các sản phụ. Kể cả khi có một thai kỳ bình thường và khỏe mạnh, sản phụ vẫn có thể gặp các biến chứng khi sinh.

Là một quá trình bệnh lý do tình trạng thiếu oxy của thai nhi, khi thai còn nằm trong buồng tử cung. Suy thai sẽ gây những biến đổi trên cử động thai và nhịp tim thai.

Băng huyết sau sinh là tình trạng chảy máu với số lượng từ 500ml trở lên, trong vòng 24 giờ sau sổ thai, từ bất cứ nơi nào của đường sinh dục.

Trong trường hợp chuyển dạ kéo dài (đặc biệt là trong các ca sanh lần đầu), cả sản phụ và trẻ đều phải đối mặt với một số biến chứng như: nhiễm trùng (nhiễm trùng ối dẫn đến nhiễm trùng máu, da…), băng huyết sau sinh.

Thường thì trong 6 – 8 tuần cuối của thai kỳ, thai nhi di chuyển xuống phần dưới của tử cung. Vị trí tốt nhất của thai nhi cho quá trình chuyển dạ là: đầu hướng xuống dưới, mặt hướng vào phía lưng mẹ, cằm cúi sát ngực, gáy hướng về phía xương chậu – danh từ chuyên môn gọi là ngôi đầu.

Các trường hợp ngôi thai bất thường: ngôi mông (chân hoặc mông hướng xuống dưới thay cho đầu), ngôi ngang (thai nhi hoàn toàn nằm ngang). Các trường hợp này làm tăng khả năng chấn thương thai nhi khi chuyển dạ. Thai nhi nằm ngang còn dẫn tới vỡ tử cung khi sinh thường. Khoảng 90% thai nhi có vị trí bất thường vào tuần thứ 37 sẽ không thay đổi vị trí cho đến khi chuyển dạ.

Nhau tiền đạo nghĩa là bánh nhau nằm trước đường đi của thai nhi khi sinh ngã âm đạo. Do đó, trong những trường hợp này đa số phải mổ lấy thai. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nếu bị nhau tiền đạo, thai phụ sẽ đột ngột bị ra huyết đỏ tươi, có thể nhiều hoặc ít, đông cục lại, không kèm theo đau bụng. Nếu có nghi ngờ bị nhau tiền đạo, thai phụ phải thăm khám với bác sĩ ngay để kịp thời xử lý và chuẩn bị cho cuộc sinh mổ sớm nếu cần thiết.

Trong các bất thường liên quan đến dây rốn, dây rốn có thể bị xoắn, thắt nút, quấn quanh thai nhi. Điểm chung của các tai nạn này là khiến lượng máu, chất dinh dưỡng từ cuống rốn không thể nuôi thai nhi, dẫn đến thai chết lưu.

Đôi khi, trong quá trình chuyển dạ, dây rốn bị kéo căng hoặc gấp khúc, làm hạn chế tức thời lượng máu, dưỡng chất, dẫn đến tình trạng chèn ép rốn, nặng hơn nữa là tình trạng suy thai. Các hiện tượng này có thể được theo dõi bằng máy theo dõi tim thai trong chuyển dạ.

Thuyên tắc ối là một cấp cứu sản khoa hiếm gặp do dịch nước ối và các chất trong thai lọt vào hệ tuần hoàn máu của mẹ, thông qua nhau gây ra một phản ứng đào thải. Phản ứng đào thải này gây ra suy hô hấp và tuần hoàn cấp tính cho mẹ. Thuyên tắc ối là biến chứng thường xảy ra ở giai đoạn cuối của cuộc chuyển dạ. Tỷ lệ sản phụ tử vong khi gặp biến chứng này là 80% dù biến chứng này cực kỳ hiếm gặp (0,00125% ca sinh).

2.3. Mức phí bảo hiểm

Bảo hiểm thai sản PVI có 2 chương trình tương ứng với hai mức phí, cụ thể:

2.4. Loại trừ bảo hiểm

Những trường hợp bảo hiểm PVI không chịu trách nhiệm bồi thường

Bảo hiểm PVI không nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm đối với các trường hợp sau:

2.5. Phạm vi bảo hiểm

Bảo hiểm PVI sẽ thanh toán theo giới hạn quy định trong Hợp đồng/Giấy chứng nhận bảo hiểm cho Người được bảo hiểm tham gia quyền lợi bảo hiểm bổ sung này các chi phí y tế chăm sóc thai sản và sinh đẻ tại các cơ sở y tế nhà nước hoặc tư nhân có giấy phép hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam phát sinh trong thời hạn bảo hiểm.

2.6. Thời gian chờ bảo hiểm thai sản PVI

Quyền lợi bảo hiểm này chỉ có hiệu lực sau thời gian chờ dưới đây kẻ từ ngày bắt đầu tham gia Quyền lợi bảo hểm sổ sung 3 (quyền lợi thai sản) ghi trên Hợp đồng/Giấy chứng nhận bảo hiểm:

Kết luận

Bảo hiểm thai sản PVI là sự lựa chọn tuyệt vời nếu mẹ bầu đang có định mua bảo hiểm thai sản. Chỉ với gói bảo hiểm sức khỏe thai sản này, mẹ không còn phải lo những gánh nặng chi phí sinh đẻ tốn kém nữa. Ngoài ra, mẹ còn được bảo hiểm các chi phí về biến chứng thai sản khó lường nữa.

Mẹ bầu có thể xem thêm nhiều chương trình bảo hiểm sức khỏe thai sản khác như:

Nguồn: Thông tin Bảo hiểm thai sản PVI

Exit mobile version