Site icon Medplus.vn

Bảy Lá Một Hoa | Vị Thuốc Quý Thất Diệp Nhất Chi Hoa

Bảy lá một hoa hay còn gọi là thất diệp nhất chi hoa,  loại thảo dược thường được dùng trong Đông y để thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, ho lao, ho lâu ngày, hen suyễn hoặc dùng ngoài để đắp lên các nơi sưng đau. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu Bảy lá một hoa nào hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Bảy Lá Một Hoa | Vị Thuốc Quý Thất Diệp Nhất Chi Hoa

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Bảy lá một hoa; Thất diệp nhất chi hoa; Tảo hưu; Cúa dô

Tên khoa học: Paris vietnamensis (Takht.) H. Li

Họ: Bảy lá một hoa (Trilliaceae)

Đặc điểm dược liệu

Bảy lá một hoa là cây thảo, sống lâu năm, cao 0,5-0,7cm. Thân rễ mập, chia nhiều đốt, có những ngấn ngang và sẹo to.

Thân cây bảy lá một hoa thắng đứng, cao đến 1 m, không phân nhánh, màu lục hoặc hơi tím, giữa thân có một tầng lá mọc vòng từ 6-8 cái, thường là 7, lá hình trứng-bầu dục hoặc mác thuôn, dài 15-20cm, rộng 8-10cm, gốc tròn hoặc hình tim, đầu nhọn, mép nguyên, măt dưới màu lục nhạt hoặc hơi tím đỏ, có 3 gân, cuống lá dài.

Hoa đơn, lá đài hình mũi mác màu lục nóm như lá, có 4-7 (thường là 6) lá xếp thành vòng trên thân. Số lá đài, thường bằng (hoặc xấp xỉ) số lá và số cánh hoa. Số lá đài có thể thay đổi nhiều hay ít trong cùng 1 loài chứ không phải con số cố định. Cánh hoa dạng dải, xoắn ít tới nhiều, dài hơn lá đài 1,2 – 2 lần.

Nhị 8-14, số lượng nhị thường gấp 2 lần số lượng lá, số lá đài và số cánh hoa; xếp 2 vòng.

Bầu có cạnh bầu lõm sâu, 4-7 cạnh, số cạnh bầu thường bằng với số lá, số lá đài, số cánh hoa và số thùy của đầu nhụy. Phận gốc vòi nhụy – đỉnh bầu thường có màu sắc đa dạng từ màu tía, tím tới màu xanh lam.

Vietnamensis được phân biệt với các loài khác thuộc chi ở đặc điểm đặc trưng bao gồm: nhị có trung đới kéo dài hình trụ ngắn 1-1.5mm; cánh hoa dài hơn đài 1,5 – 2 lần; cạnh bầu lõm sâu, lát cắt ngang qua bầu hình sao, nhụy gần như xẻ từ gốc với phần hợp (vòi nhụy) rất ngắn, phần xẻ thành các thùy (đầu nhụy) dài; hạt có áo hạt màu đỏ.

Bộ phận dùng

Thân rễ của bảy lá một hoa. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu đông. Dùng tươi hoặc phơi khô.

Thu hái và chế biến

Dược liệu bảy lá một hoa có thể thu hái quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm thu hái tốt nhất là vào mùa đông. Khi thu hái cần đào cả rễ cây.

Sau khi thu hái rửa sạch, phơi khô, bảo quản dùng dần.

Phân bố

Ở Việt Nam, tất cả các loài thuộc chi Paris đều đang bị khai thác ráo riết để làm thuốc và bán qua biên giới khiến nguồn dược liệu này trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Nguyen Quynh Nga et al. (2016) đã thống kê và ghi nhận 8 loài và 2 thứ thuộc chi Paris phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi phía Bắc cho tới vùng núi cao miền Trung và Tây Nguyên. Trong đó, P. vietnamensis H.Li là một trong những loài có phân bố rộng nhất.

Quan sát các quần thể của loài này trong tự nhiên cho thấy tỉ lệ đậu hạt và khối lượng thân rễ của các cá thể khá cao so với các loài khác trong chi. Để phát triển nguồn dược liệu, Bảy lá một hoa Việt Nam đang được các cơ sở nghiên cứu tích cực thu thập trong tự nhiên để nghiên cứu, bảo tồn và nhân trồng.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Thành phần chính trong bảy lá một hoa là Glucozit, tính chất Saponin. Thân quả và rễ cây bảy lá một hoa có chiết xuất Glucozit gọi là Paristaphin. Sau khi phân hủy Paristaphin có thể thu được Glucozit và Glucoza.

Tính vị

Cây bảy lá một hoa tính hơi hàn, chứa độc nhẹ và có vị đắng.

Quy kinh

Dược liệu bảy lá một hoa quy vào Kinh Can.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Theo y học cổ truyền

Bảy lá một hoa có tác dụng chỉ thống, tiêu thũng, giải độc, tức phong, động kinh, chống co giật.

Cách dùng và liều lượng

Cây bảy lá một hoa có thể dùng uống trong hoặc đắp ngoài. Có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.

Liều dùng khuyến cáo: 4 – 12 g dưới dạng sắc uống. Dùng ngoài liều không kể liều lượng.

3. Bài thuốc sử dụng

Điều trị rắn độc cắn

Dùng Tảo hưu đắp ngoài đắp ngoài và kết hợp dùng Bán biên liên uống trong.

Sử dụng Tảo hưu 4 – 8 g, Thanh mộc hương 4 g, nhai sống sau đó uống với nước sôi để nguội. Lại dùng Tảo hưu giã nát với giấm để đắp lên vùng da bị rắn cắn.

Chữa ung nhọt gây sưng tấy

Giã nát cây Thất diệp bán liên hoa trộn đều với giấm, dùng đắp ngoài vùng da bị tổn thương.

Trị ung nhọt, lao dịch (lao hạch cổ), áp xe vú, quai bị

Sử dụng Tảo hưu 8 g, Bồ công anh 40 g, sắc thành thuốc dùng uống. Kết hợp với việc dùng ngoài, giã nát đắp lên vùng da tổn thương.

Điều trị viêm phế quản mạn tính

Sử dụng viên uống Tảo hưu (bột thuốc sống làm thành viên hoàn), mỗi lần dùng uống 3 g, mỗi ngày 2 lần.

Ngoài ra, có thể dùng chiết xuất Tảo hưu làm thành viên hoàn, mỗi viên 0.15 g (tương đương với 1 g thuốc sống). Mỗi ngày dùng uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.

Chữa tuyến vú nam giới có cục sưng u

Sử dụng bột Tảo hưu hòa với mật ong mỗi ngày, mỗi ngày bôi một lần kết hợp dùng uống mỗi ngày một lần.

Trị các bệnh viêm não, sốt cao, co giật, sốt rét, hội chứng nhiễm trùng cấp

Sử dụng Thất diệp nhất chi hoa 12 g, Bạch cúc 12 g, Kim ngân hoa 12 g, Mạch môn 8 g, sắc nước. Sau đó cho thêm Thanh mộc hương 4 g sắc thành thuốc, dùng uống.

Chữa xuất huyết tử cung

Sử dụng Tảo hưu chiết xuất, chế thành viên bọc (tương đương với 2 g thuốc sống), mỗi lần dùng uống 2 viên, mỗi ngày uống 3 – 4 viên.

Chữa ung thư phổi

Dùng Tảo hưu 40 gm Sơn đậu căn 40 g, Hạ khô thảo 40 g, sắc thành thuốc uống một ngày uống 1 thang, mỗi ngày uống 3 lần.

Chữa ho do viêm phế quản

Sử dụng Thất diệp nhất chi hoa, tỳ bà diệp, Hoa cúc bách nhật, mỗi vị 6 g, quả nhót 10 g, sắc thành thuốc dùng uống. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc, chia thành 3 lần, mỗi lần 60 ml, dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.

Chữa lòi dom

Thân rễ bảy lá một hoa mài với giấm bôi rồi đẩy vào

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng bảy lá một hoa cần lưu ý: Không sử dụng cho phụ nữ có thai.

Bảy Lá Một Hoa | Vị Thuốc Quý Thất Diệp Nhất Chi Hoa

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version