Site icon Medplus.vn

Bé đi ngoài phân sống có sao không? – Bố mẹ cần lưu ý điều gì?

Bé đi ngoài phân sống có sao không?

Bé đi ngoài phân sống là tình trạng thường gặp ở độ tuổi này. Một phần lớn thức ăn trẻ ăn vào không được tiêu hóa.Khi thực hiện các xét nghiệm cặn dư phân, phát hiện còn các chất đạm, tinh bột, mỡ trong phân khá nhiều. Đây là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa hay còn gọi là loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em. 

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài sẽ dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng nặng và dễ bị ốm do sức đề kháng yếu, gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về thể chất sau này của trẻ. Ngoài ra việc nhầm lẫn với bệnh tiêu chảy cũng gây ra những hệ lụy lớn. Vậy các bà mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống?

Bé đi ngoài phân sống thường bị nhầm lẫn với tiêu chảy. Nếu thấy xuất hiện những tình trạng như bé ăn uống kém, phân có lẫn máu thì hãy đưa trẻ đi khám ngay.

Nguyên nhân khiến bé đi phân sống

Bé đi ngoài phân sống do chế độ ăn uống chưa phù hợp

Đi ngoài phân sống hiểu đơn giản là trẻ ăn đi ra nguyên thức ăn đó. Cha mẹ cần phải xem lại cách chế biến bữa ăn đã phù hợp theo lứa tuổi của bé chưa. Một điều quan trọng mà ít bà mẹ chú ý là việc cho trẻ ăn bột sớm. Do chất bột không tiêu hóa hết nên rất dễ gây phân sống. Tinh bột được tiêu hóa nhờ men amylaza và ptyalin ở nước bọt. Tuy nhiên nước bọt phải đến 6 tháng tuổi trẻ mới tiết ra nhiều.

Bé đi ngoài phân sống do chế độ ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn uống thừa này thiếu kia cũng là nguyên nhân đi ngoài phân sống ở trẻ. Nhiều thường cho con ăn nhiều chất đạm, béo để con lớn nhanh. Trong khi, chất xơ, vitamin có nhiều trong rau, củ, quả cũng quan trọng không kém. Kết quả là trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thức ăn không được phân hủy hoàn toàn.

Bé đi ngoài phân sống do mắc một số bệnh viêm nhiễm

các biến chứng từ các bệnh khác như: Viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản… có thể gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Một khi mắc những bệnh này, trẻ thường bị tiết ra đờm chứa vi khuẩn, thay vì khạc nhổ ra ngoài, trẻ lại nuốt dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa.

Do dùng thuốc kháng sinh

Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc diệt luôn cả những lợi khuẩn trong ruột. Điều này làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của đường ruột. Hậu quả là trẻ đi ngoài phân sống. 

Yếu tố môi trường

Môi trường sống thiếu vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của bé giảm công suất hoạt động. Khả năng chống đỡ bệnh tật suy giảm, khiến trẻ dễ nhiễm vi khuẩn, virus, ốm và phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Từ đó, khiến hệ tiêu hóa của bé bị tổn thương và mắc phải các hiện tượng đi ngoài phân sống, chậm tăng cân.

Phân biệt bé đi ngoài phân sống hay tiêu chảy

Phân biệt bé đi ngoài phân sống hay tiêu chảy

Đi ngoài phân sống có dấu hiệu gần giống với tiêu chảy. Phụ huynh nếu không quan sát kỹ rất dễ bị nhầm lẫn. Những mẹo dưới đây sẽ giúp bố mẹ bé phân biệt 2 tình trạng bệnh rõ hơn.

Đối với bé bị tiêu chảy

Đi ngoài nhiều lần: Biểu hiện điển hình nhất là trẻ đi ngoài phân lỏng, có thể nhầy, nhiều nước, tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu mùi chua. Trường hợp trẻ bị lỵ phân có thể kèm theo máu

Đối với bé đi ngoài phân sống

Bé đi ngoài phân sống có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ, nếu trẻ đi ngoài phân sống có cái nhưng lợn cợn, phân rắn, phân sệt, có nước và đi khoảng 1 – 3 lần/ngày thì không đáng lo. Đây cũng là tình trạng khác phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ bú sữa mẹ hoàn mà vẫn tăng cân đều thì không đáng lo. Do hệ tiêu hóa trẻ chua hòa thiện nên ruột chưa thể chuyển hóa hoàn toàn dưỡng chất trong thức ăn. Cha mẹ nên để cho hệ tiêu hóa con tự phục hồi, tự đào thải độc tố cũng như các chất dư thừa trong cơ thể.

Nếu tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống kéo dài hơn 3 tháng từ lúc sinh thì phải chú ý hơn. Đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ không tăng cân, tăng rất nhậm, hoặc sụt cân. Hệ tiêu hóa của con lúc này kém hơn bình thường, cha mẹ cần phải có cách để cải thiện ngay.

Ngoài ra, nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu khác như:

Thì cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị thích hợp.

Điều trị cho bé đi ngoài phân sống

Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện trẻ đi ngoài phân sống, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là theo dõi tình trạng phân của bé sau mỗi lần đi, tần suất đi ngoài, biểu hiện cơ thể, trong 1 tuần. Nếu trong khoảng thời gian này, tình trạng bé vẫn không chuyển biến, hoặc có dấu hiệu hiện nặng hơn thì phải đưa bé đi khám ngay lập tức.

Tại bệnh viện, bé sẽ được làm một loạt các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ sẽ dựa theo kết quả xét nghiệm và đưa ra tư vấn cho phụ huynh. Thuốc sẽ được kê theo chỉ chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc tiêu hóa cho trẻ uống. Uống sai thuốc có thể bị phản tác dụng giúp tình trạng bệnh nặng hơn. Ngoài ra, cũng tránh áp dụng các phương pháp dân gian, thiếu cơ sở khoa học.

Dinh dưỡng cho bé đi ngoài phân sống

Có thể cho trẻ ăn sữa chua sẽ kích thích sự thèm ăn và dễ tiêu hóa. Các bữa ăn chính vẫn phải đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn, trong đó lưu ý thịt gà nạc băm nhỏ cho vào bột cháo sẽ rất tốt cho trẻ tiêu chảy phân sống kéo dài.

Các bà mẹ cần lưu ý trẻ bắt đầu chuyển sang ăn bột từ tháng thứ 7. Cho trẻ bú xen kẻ với ăn bột trong khoảng 1 tuần đầu. Từ tuần thứ 2 bắt đầu cắt dần sữa mẹ và chuyển hoàn toàn sang ăn bột. Cách này giúp bé có thời gian thích nghi với việc thay đổi chế độ ăn uống.

Đối với trẻ lớn hơn có thể cho ăn các thực phẩm dễ tiêu như: cháo ninh nhừ hoặc cháo xay với thịt gà (bò hoặc thịt thăn), cà rốt, khoai tây, bí đỏ… Trong chế độ ăn của con, mẹ tạm thời ngừng cho ăn đồ tanh như: cá, tôm, cua, lươn… Một số thực phẩm khó tiêu như bắp (ngô), mỡ,… cũng nên tránh. Khi phân trở lại bình thường thì có thể cho ăn tất cả các loại thực phẩm khác.

Thức ăn cho con nên nấu nhừ, băm nhỏ để dễ tiêu hóa, chia làm nhiều bữa trong ngày, không nên cho con ăn quá nhiều trong mỗi bữa. Khi đường ruột hoạt động bình thường trở lại, mẹ nên cho con ăn từ từ để theo dõi.

Phương pháp phòng tránh bé đi ngoài phân sống

Xây dựng chế độ ăn phù hợp

Cân bằng lượng đạm, chất xơ, và tinh bột trong mỗi bữa ăn của bé. Quá nhiều đạm hoặc chất xơ cũng có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Cho trẻ uống đủ nước. Nước là thành phần quan trọng giúp ruột tiêu hóa thức ăn. Uống đủ nước giúp ngăn tình trạng táo bón. Trẻ bị tiêu chảy hay đi phân sống cần uống nhiều nước hơn.

Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học

Khi ăn, phụ huynh nên nhắc nhở trẻ nhai kỹ thức ăn. Nhai giúp nghiền thức ăn thành nhiều mảnh nhỏ và hòa trộn chúng cùng với các enzyme có trong nước bọt. Việc này khiến trẻ cảm thấy ngon miệng và dễ tiêu hóa hơn.

Rèn luyện thể chất mỗi ngày

Rèn luyện thể dục, thể thể thao sẽ tạo cho bé cảm giác thèm ăn cũng như giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Lưu ý không cho trẻ vận động mạnh ít nhất 3 giờ sau khi ăn.

Trên đây là những thông tin giúp phụ huynh hiểu hơn về tình trạng bé đi ngoài phân sống. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp cha mẹ có những phương pháp phòng tránh phù hợp, cách điều trị phù hợp để đảm bảo cho bé sức khỏe tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version