Site icon Medplus.vn

Bệnh bạch hầu – Nguy Hiểm Trở Lại,Chớ Dại Coi Thường !

phuong phap phong chong benh bach hau 1 - Medplus

Bệnh bạch hầu – Căn bệnh tưởng như khó gặp ở thành phố lớn trong những năm gần đây đã xuất hiện tại TP.HCM khi 1 trường hợp nam sinh viên, 20 tuổi đã mắc phải. Các triệu chứng của anh bao gồm: sốt cao, họng đau, có hạch cổ, hàm sưng to. 16 người có tiếp xúc với anh đều phải cách ly và uống thuốc điều trị dự phòng. Vậy bạch hầu là bệnh gì mà nguy hiểm đến vậy? Mời bạn cùng Songkhoe.medplus.vn  tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

 Bệnh bạch hầu là bệnh gì?

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân,hầu họng,thanh quản ,mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da,các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.

Bệnh bạch hầu lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc,bởi vậy hầu như chỉ người mang vi khuẩn và người bị bệnh bạch hầu mới có miễn dịch.

Đặc điểm dịch tễ 

Bệnh bạch hầu lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới, gây nên các vụ dịch nghiêm trọng, nhất là ở trẻ em trong thời kỳ chưa có vắc-xin dự phòng. Năm 1923, vắc-xin giải độc tố bạch hầu ra đời và từ đó đến nay tính nghiêm trọng của bệnh dịch đã thay đổi trên toàn thế giới.

Ở Việt Nam, thời kỳ chưa thực hiện tiêm vắc-xin bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng thì bệnh bạch hầu thường xảy ra và gây dịch ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt là ở các thành phố có mật độ dân cư cao. Do thực hiện tốt việc tiêm vắc xin nên tỷ lệ người mắc căn bệnh này đã giảm xuống trong nước.

Nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu?

Các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu do độc tố của vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh rất dễ lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp và có thể tạo thành dịch.

Xem thêm các bài viết khác tại đây: https://songkhoe.medplus.vn/04-nguyen-nhan-gay-ra-benh-bach-hau/

Bệnh bạch hầu có lây không?

Có thể lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp.  Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Những đối tượng nào có nguy cơ cao bị mắc bệnh :

Triệu chứng của bệnh bạch hầu ?

Các triệu chứng của bệnh bạch hầu thường bắt đầu từ 2 đến 5 ngày sau khi nhiễm bệnh:

Mũi trước

Thường khởi phát giống cảm lạnh. Đặc trưng bởi chảy mũi nhày mủ, có thể lẫn máu. Màng giả máu trắng xám thường được tạo thành ở vách ngăn.

Bệnh thường nhẹ, do sự hấp thu độc tố vào máu tại chỗ kém. Bệnh có thể điều trị được bằng kháng độc tố và kháng sinh.

Họng và amidan

Vị trí thường gặp nhất của bạch hầu. Giai đoạn sớm thường mệt mỏi, đau họng, chán ăn, sốt nhẹ. Trong vòng 2 – 3 ngày, hình thành một màng màu trắng xanh, kích thước rất thay đổi. Có thể nhỏ như một mảnh vá trên bề mặt amidan, có thể lớn che phủ gần hết vùng họng.

Một số bệnh nhân có thể tự lui bệnh mà không cần điều trị. Một số khác có thể tiến triển nặng. Sốt thường không cao, ngay cả khi nhiễm độc.

Bệnh nhân nặng có thể sưng to vùng dưới hàm, hạch cổ. Nếu độc tố đi vào máu nhiều, người bệnh sẽ phờ phạc, tím tái, mạch nhanh, lờ đờ, hôn mê. Có thể tử vong trong vòng 6 đến 10 ngày.

Thanh quản

Có thể tại chỗ, có thể do bạch hầu vùng họng và amidan lan xuống. Triệu chứng gồm sốt, khàn giọng, ho như chó sủa. Màng giả nhanh chóng gây tắc nghẽn đường thở, hôn mê và tử vong.

Da

Hay gặp ở người vô gia cư. Thường sẽ nổi mẩn ngứa, loét da. Dòng vi khuẩn gây ra bệnh ở da hiếm khi tiết độc tố, bệnh sẽ nhẹ hơn ở những vùng khác.

Bệnh bạch hầu có gây nguy hiểm không?

Tất cả các biến chứng của bệnh bạch hầu đều là hậu quả của độc tố nên các bệnh nhân có thể tử vong do biến chứng. Hai biến chứng nổi bật là viêm cơ tim và viêm hệ thần kinh, ít gặp là hoại tử ống thận cấp gây suy thuận,viêm phổi, viêm nội tâm mạc

Biến chứng viêm cơ tim

Đây là biến chứng thường gặp nhất do ngoại độc tố bạch hầu gây ra, Đây là biến chứng thường gặp nhất, do ngoại độc tố bạch hầu gây ra. Biểu hiện: nhịp tim nhanh, tim có tiếng thổi, đặc biệt có thể rối loạn dẫn truyền dẫn tới ngừng tim và tử vong.

Biến chứng thần kinh

Bao gồm liệt cục bộ các dây thần kinh số 4,số 10 có thể nhìn mờ, khó nuốt, giọng nói như ngạt mũi

Có thể xuất hiện suy tim và trụy mạch do thoái hóa các trung tâm vận mạch và liệt lớp cơ động mạch vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau phát bệnh.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh bạch hầu?

Chẩn đoán xác định

Triệu chứng nhiễm độc toàn thân nặng, sốt nhẹ.

Cận lâm sàng

Màng giả có đặc điểm như mô tả ở trên xét nghiệm.

Tìm vi khuẩn gây bệnh bằng nhuộm soi và nuôi cấy. Lấy nước canh trùng tiêm dưới da cho chuột, chuột chết sau 2- 4 ngày. Nếu tiêm trong da cho chuột, tại chỗ tiêm sẽ hoại tử.

Yếu tố dịch tễ

Cần chẩn đoán phân biệt bệnh bạch hầu với:

Viêm họng do tụ cầu,liên cầu: Ở niêm mạc họng Amydal có tể có một lớp màng phủ màu trắng nhưng mủn dễ bóc, bóc ra không chảy máu, tan trong nước.

 Viêm họng Plaut-Vencent: Có loét hoại tử một bên Amydal. Toàn thân nhiễm độc nhẹ trong dịch họng có B.Fusilormis và Borelia Vincentii.

Ngoài ra, cần chẩn đoán phân biệt với bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, bệnh giang mai, viêm họng do nấm Candida…..dị vật thanh quản, áp-xe thành sau họng, viêm thanh quản, co thắt thanh quản.

Làm thế nào để điều trị bệnh bạch hầu?

Có những nguyên tắc điều trị cần phải tuân thủ như:

Các kháng sinh được dùng trong điều trị để diệt Corynebacterium Diphtheriae là: penicilin, ampicilin.

Để giúp tiêu diệt sạch các vi khuẩn còn sót lại. Bác sĩ sẽ có thể khuyên bạn nên tiêm một liều nhắc lại vắc xin bạch hầu khi bạn đang khỏe mạnh để xây dựng sức đề kháng chống lại vi khuẩn.

Lưu ý: Việc tuân thủ đúng quy định theo phác đồ điều trị của bác sĩ là điều hết sức cần thiết, không nên tự ý sử  thuốc khi chưa được cho phép.

Ngoài ra cần:

Tiêu chuẩn ra viện

Các phương pháp phòng chống bệnh bạch hầu?

 

Để kiểm soát bệnh cần phải tuân thủ những biện pháp sau:

Biện pháp dự phòng

Biện pháp chống dịch

Tham khảo các địa chỉ tiêm phòng uy tín tại đây: Tiêm ngừa tại bệnh vện pasteur,  Vaccine phòng bệnh bạch hầu tại VNVC

Sau khi tìm hiểu bạch hầu là bệnh gì cũng như sự nguy hiểm của nó thì bạn nên cân nhắc tìm phương pháp phòng bệnh cho bản thân và gia đình. Hiện nay phương pháp phòng bệnh tốt nhất là thực hiện tiêm phòng vắc xin. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh thân thể sạch sẽ. Hạn chế tiếp xúc với mắc bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh, luôn tuân thủ đúng quy định của bộ y tế để bảo vệ sức khỏe nói riêng cũng như cho cộng đồng nói chung.

Bài viết được tham khảo nguồn tại: VNVCVinmec

 

Exit mobile version