Site icon Medplus.vn

Bệnh bartholin và 1 số phương pháp điều trị

Bệnh Bartholin là hiện tượng tuyến Bartholin (một trong hai tuyến chịu trách nhiệm bôi trơn âm đạo) chứa đầy chất lỏng tạo thành một khối u. Không phải lúc nào u tuyến Bartholin cũng cần điều trị. Tuy nhiên, nếu u nang trở nên đau đớn, to quá mức hoặc bị nhiễm trùng thì việc can thiệp y tế là cần thiết.


.1. Một số triệu chứng của bệnh Bartholin

Hầu hết các u nang mềm, không gây đau và tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, nó có thể bị nhiễm khuẩn và biến đổi thành một khối chứa đầy mủ được gọi là áp xe . Khi tình trạng này xảy ra, một số triệu chứng sẽ xuất hiện như:

2. Nguyên nhân của bệnh Bartholin

Nguyên nhân của việc tắc nghẽn tuyến Bartholin thường không rõ nhưng có thể bao gồm:

3. Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh Bartholin khi khám vùng chậu. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bệnh nhân (bao gồm cả tiền sử tình dục) và lấy một mẫu chất nhầy để xét nghiệm chlamydia và bệnh lậu.

Ngoài ra, nếu đối tượng đã hoặc đang trải qua thời kỳ mãn kinh , bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết để loại trừ nguyên nhân là do ung thư âm hộ . Sinh thiết bao gồm việc loại bỏ một phần của tất cả các u nang để các mô có thể được kiểm tra dưới kính hiển vi trong phòng thí nghiệm.

Dựa trên độ tuổi và nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bác sĩ cũng có thể đề nghị xét nghiệm máu để tầm soát chlamydia, lậu, HIV và giang mai.

4. Điều trị

4.1 Liệu pháp tại nhà

Trong trường hợp bệnh Bartholin không xuất hiện triệu chứng, nó thường sẽ tự khỏi và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ thay đổi nào về kích thước hoặc hình dạng của u nang, hãy báo với bác sĩ để được đánh giá thêm. Ngoài ra, nếu u nang gây đau hoặc gây khó chịu, biện pháp ngâm mình trong bồn nước nhiều lần mỗi ngày trong vòng ba đến bốn ngày có thể được sử dụng. Mục đích của việc này là ngâm các mô trong nước ấm để thúc đẩy quá trình thoát nước hoặc giúp u nang vỡ ra. Một điều cần lưu ý là không nên nặn tuyến u ra vì nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

4.2 Dùng thuốc và phẫu thuật

Thuốc giảm đau không kê đơn như Tylenol (acetaminophen) hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Advil (ibuprofen) có thể được khuyên dùng để giảm khó chịu và giảm viêm. Ngoài ra, nếu áp xe đã hình thành, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh đường uống như Cipro (ciprofloxacin), Rocephin (ceftriaxone), Zithromax (azithromycin) hoặc doxycycline để giúp giải quyết tình trạng nhiễm trùng.

Nếu u nang không hết sau khi điều trị tại nhà hoặc nếu u nang có kích thước lớn, bị nhiễm trùng nặng, bệnh nhân có thể được khuyên phẫu thuật hoặc sử dụng một số biện pháp điều trị khác, bao gồm:

5. Phòng ngừa bệnh bartholin

Mặc dù không thể ngăn ngừa 100% nguy cơ mắc bệnh bartholin, nhưng một số biện pháp sau đây được khuyến khích áp dụng để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng gây nang, cũng như tránh nguy cơ tạo nên áp xe.

Một số sản phẩm nước rửa phụ nữ được khuyên dùng bao gồm:

Lời kết

Bệnh Bartholin hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng. Mặc dù không có cách nào để ngăn ngừa u nang tuyến Bartholin hình thành, nhưng việc thực hành tình dục an toàn được cho là có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh

Xem thêm:

Nguồn: An Overview of Bartholin’s Cyst

 

Exit mobile version