Site icon Medplus.vn

Bệnh giang mai – Căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng!

benh giang mai nguy hiem den tinh mang nhu the nao - Medplus

Bệnh giang mai là một trong số những bệnh lây truyền qua đường tình dục đáng sợ nhất, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nếu không được chăm sóc y tế kịp thời, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết bạn bị giang mai như thế nào? Cùng Songkhoe.medplus.vn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Giang mai là bệnh gì ?

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Thông qua các vết thương hở, vết trầy xước trên da, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục nhưng cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con.

Nếu được phát hiện sớm, bệnh giang mai sẽ được chữa dễ dàng và không gây ra bất cứ tổn thương hay hậu quả nào. Tuy nhiên nếu kéo dài mà không được chữa trị có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng.

Nguyên nhân bị giang mai là gì?

Tác nhân gây bệnh là xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum. Xoắn khuẩn này có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ra khỏi cơ thể nó sống được không quá vài giờ. Trong nước đá, nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 45 độ C nó sẽ bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn này trong vài phút.

Xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum

Các triệu chứng của chứng giang mai như thế nào?

Giang mai phát triển qua các giai đoạn và tương ứng với các giai đoạn sẽ có những biểu hiện và triệu chứng như sau:

Giai đoạn 1

Dấu hiệu bệnh giang mai xảy ra 2 đến 4 tuần sau khi bị nhiễm bệnh, bao gồm lở loét (bệnh hạ cam) ở nơi vi khuẩn vào cơ thể.Vết lở loét này thường xảy ra ở bộ phận sinh dục, nhưng cũng có thể được tìm thấy ở miệng hoặc trực tràng (hậu môn) nếu các bộ phận này cũng có liên quan đến hoạt động tình dục với người bị nhiễm bệnh. Vết lở loét này có thể tự lành sau 1 đến 5 tuần.

Giai đoạn 2

Nếu bệnh không được điều trị, các biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn 2 bắt đầu 6-12 tuần sau đó. Các triệu chứng bao gồm: sốt, nhức đầu, đau khớp, mất cảm giác ngon miệng, nổi ban (trên bộ phận sinh dục, hoặc miệng, và đặc biệt là trên lòng bàn tay và lòng bàn chân), đau họng, sưng tuyến hạch (nách, háng, cổ), và mệt mỏi. Giai đoạn ngầm này có thể kéo dài nhiều năm mà không có triệu chứng.

Giai đoạn 3

Bắt đầu khoảng 10-40 năm sau khi bắt đầu nhiễm bệnh. Các triệu chứng bệnh giang mai bao gồm tổn thương tim mạch và não, vấn đề trí nhớ, tê liệt, và vấn đề thăng bằng.

Nguy cơ khiến bạn dễ mắc bệnh giang mai là gì?

Bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh giang mai nếu bạn:

Cách điều trị bệnh giang mai như thế nào

Để điều trị giang mai phải biết rõ tình trạng, mức độ của bệnh. Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị bệnh giang mai:

Điều trị nội khoa

Trường hợp bệnh nhẹ, khi mới có biểu hiện bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh đặc trị có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn giang mai và làm giảm các triệu chứng của bệnh. Người bệnh cần chú ý tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý lạm dụng thuốc hoặc dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào khác khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. 

Điều trị giang mai bằng thuốc kháng sinh

Điều trị ngoại khoa

Hiện nay, cách điều trị giang mai được nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao đó là phương pháp miễn dịch cân bằng dna. Phương pháp này có tác dụng ức chế và phá hủy các xoắn khuẩn giang mai. Đồng thời, các tế bào bị tổn thương do xoắn khuẩn gây ra sẽ được hỗ trợ phục hồi nhanh chóng, tăng cường sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch cho cơ thể và giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. 

Một số phương pháp phòng ngừa giang mai hiệu quả mà bạn nên biết

Phòng ngừa giang mai hiệu quả

Bạn có thể kiểm soát tình trạng giang mai của mình nếu bạn lưu ý những điều sau đây:

Bệnh giang mai là một bệnh lây nhiễm nguy hiểm và gây ảnh hưởng rất nhiều cho người bệnh cũng như những người xung quanh. Việc phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt là cần thiết. 

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về bệnh giang mai. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé. 

Một số bài viết liên quan:

Nguồn: Mayoclinic.org, Healthline.com, Hellobacsi.com, Pasteur.com.vn

Exit mobile version