Bệnh hạch nền là gì?
Bệnh hạch nền là một nhóm các rối loạn chức năng thực thể xảy ra khi nhóm các nhân trong não không thể đè nén được các hành động không mong muốn hoặc châm mồi các vòng nơ-ron vận động trên để bắt đầu chức năng vận động.
Hạch nền là một tập hợp các cấu trúc trong não bao gồm các thể vân (nhân đuôi, nhân bèo sẫm, nhân cầu nhạt), chất đen và nhân dưới đồi. Các cấu trúc này nằm sâu trong mỗi bán cầu đại não. Hạch nền có vai trò tích hợp các dự báo từ vỏ não và truyền thông tin qua đồi thị đến vỏ não vận động để lên kế hoạch và thực hiện các cử động phức tạp.
Nguyên nhân gây ra bệnh hạch nền
Một số trường hợp gây chấn thương não bộ làm tổn thương hạch nền. Các nguyên nhân thường gặp như:
- Ngộ độc các kim loại nặng, ngộ độc đồng, Mangan, ngộ độc khí CO;
- Ngộ độc ma túy do sử dụng ma túy quá liều;
- Do đột qụy, do chấn thương đầu gây chấn thương não bộ làm tổn thương hạch nền;
- Mắc các bệnh về nhiễm trùng, khối u, các bệnh lý về gan, bệnh lý về vấn đề chuyển hóa;
- Sử dụng các loại thuốc điều trị tâm thần trong thời gian dài.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hạch nền
Người bệnh mắc bệnh hạch nền có thể gặp khó khăn khi bắt đầu, dừng lại hoặc duy trì vận động. Các triệu chứng của thường gặp của bệnh hạch nền như:
- hay đổi vận động chẳng hạn như vận động không tự ý hoặc bị chậm chạp;
- Tăng trương lực cơ;
- Co thắt cơ và cứng cơ;
- Các vấn đề về tìm kiếm từ ngữ diễn đạt;
- Run;
- Vận động, lời nói hay khóc không kiểm soát, lặp đi lặp lại;
- Đi bộ khó khăn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cũng như được chữa trị một cách hiệu quả.
Bệnh hạch nền có nguy hiểm không?
Bệnh hạch nền gây ảnh hưởng tới quá trình vận động của một người và nhiều vấn đề khác tới sức khỏe. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị từ sớm thì sẽ không quá nguy hiểm. Vì thế hãy luôn để ý sức khỏe của bản thân, khám sức khỏe thường xuyên để được phát hiện từ sớm và điều trị một cách kịp thời nhất.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hạch nền
Bệnh hạch nền gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi nhưng thường phổ biến hơn ở người già. Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như:
- Rối loạn trương lực (vấn đề ở trương lực cơ);
- Bệnh Huntington (rối loạn trong đó các tế bào thần kinh ở một số nơi của não mất đi hoặc thoái hóa);
- Teo cơ đa hệ thống (rối loạn hệ thần kinh lan rộng);
- Bệnh Parkinson;
- Liệt trên nhân tiến triển (rối loạn vận động do tổn thương các tế bào thần kinh trong não);
- Bệnh Wilson (rối loạn gây ra quá nhiều chất đồng ở các mô trong cơ thể).
Các biện pháp chẩn đoán bệnh hạch nền
Chẩn đoán bệnh hạch nền kết hợp giữa việc thăm khám lâm sàng, kiểm tra di truyền, tiền sử mắc bệnh cùng với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như:
Một số xét nghiệm thông thường có thể được yêu cầu bao gồm:
- CT và MRI đầu;
- Xét nghiệm di truyền;
- Chụp cộng hưởng từ mạch máu để xem các mạch máu ở cổ và não;
- Chụp xạ hình cắt lớp positron (PET) để xem sự chuyển hóa của não;
- Xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường trong máu, chức năng tuyến giáp, chức năng gan, nồng độ sắt và đồng.
Các biện pháp điều trị bệnh hạch nền
Việc điều trị bệnh hạch nền tùy theo nguyên nhân và tình trạng của người bệnh. Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được điều trị và theo dõi tình trạng bệnh giúp cho việc điều trị đạt kết quả tốt hơn. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt kết quả tốt và nhanh hồi phục.
Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh hạch nền
Những lời khuyên hữu ích sau đây có thể giúp bạn ngăn chặn tình trạng này:
- Đeo mũ bảo hiểm khi lái xe;
- Có chế độ ăn uống thích hợp;
- Kiểm tra y tế tổng thể ba tháng một lần.
Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.
Một số bài viết có thể bạn quan tâm:
- Bỏ túi 7 phương pháp điều trị bệnh Bàng Quang hoạt động quá mức
- Bệnh bạch biến có chữa được không? Các phương pháp điều trị được tin dùng
- 6 điều Quan Trọng bạn cần biết về hạ canxi máu
Nguồn: Tổng hợp