Site icon Medplus.vn

BỆNH HIỂM NGHÈO LÀ BỆNH NHƯ THẾ NÀO?

Cùng Medplus  tìm hiểu về bệnh hiểm nghèo là bệnh như thế nào bạn đọc nhé!

Bệnh hiểm nghèo

1. Bệnh hiểm nghèo là gì?

Bệnh hiểm nghèo là gì?

Bệnh hiểm nghèo được hiểu đại khái là những căn bệnh quái ác có thể đe dọa đến tính mạng con người. Tuy nhiên, trên các văn bản pháp luật Việt Nam vẫn chưa có sự thống nhất về định nghĩa của loại bệnh này.

Việc xác định người mắc bệnh hiểm nghèo mới được quy định theo văn bản sau:

“Theo Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/6/2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục thì người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng, như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế coi là bệnh hiểm nghèo.”

2. Nguyên nhân bệnh hiểm nghèo là gì?

Chế độ ăn uống không phù hợp

Thực phẩm và chế độ ăn: các hóa chất hóa học bảo quản thực phẩm, chất chuyển hóa trung gian và các chất sinh ra từ nấm mốc sẽ dễ dẫn đến các bệnh hiểm nghèo. Chế độ ăn uống và sinh hoạt mất cânbằng, ăn quá nhiều thịt đỏ và thịt hun khói, đồ ăn có chiên rán, uống quá nhiều rượu bia và lười vận động cũng làm tăng khả năng mắc bệnh hiểm nghèo cao.

Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường không khí: Khói bụi từ các cụm nhà máy công nghiệp thải ra ngoài làm phá hủy bầu không khí trong lành, phá hủy tầng ozon làm xuất hiện các tia cực tím. Việc tiếp xúc trực tiếp với các loại bức xạ như UV có trong ánh sáng Mặt trời, tia X và tia gamma,… rất rễ gây ra bệnh ung thư da. Bên cạnh đó còn có khói thuốc lá thủ phạm chính gây ra các bệnh hiểm nghèo.

Ô nhiễm nguồn nước: Ngoài khói bụi thì các nhà máy còn thải ra ngoài môi trường một khối lượng rác thải khổng lồ, các chất thải từ các hộ gia đình không có nơi xử lý nên đổ trực tiếp ra các khu vực song, hồ mà những hiện tượng này xảy ra đều là do sự phát triển đến chóng mặt của công nghiệp hóa, khoa học kĩ thuật và quá trình đô hóa thị ngày càng được tạo ra một môi trường có chưa quá nhiều chất thải sinh hoạt vệ hàng ngày.

Các tác nhân sinh học gây ra bệnh ung thư: chủ yếu là các loại vi rút, ký sinh trùng và vi khuẩn.

Như vi rút viêm gan B thường lây truyền qua đường truyền máu, mẹ truyền cho con trong thời kỳ đang mang thai và qua quan hệ tình dục với người đã bị nhiễm loại vi rút này hay dùng chung kim tiêm; vi rút HPV gây ra ung thư cổ tử cung và liên quan đến các ung thư vùng sinh dục bên ngoài của nam và nữ hay vi rút viêm gan C (HCV) gây ra ung thư biểu mô gan (HCC)…

Cuộc sống hiện đại làm cho những áp lực hàng ngày mà ai cũng phải đối mặt. Chính vì vậy,  hiện nay vấn đề được đặt ra là làm thế nào để đối mặt với tình trạng một cách thông minh để giảm thiểu đến mức tối đa những tác động xấu của bệnh tật đến với bản thân và gia đình, nếu không may bị mắc phải.

3. Các bệnh hiểm nghèo

Bởi vì các bệnh hiểm nghèo có độ nguy hiểm cao nên sẽ được ưu tiên bảo hiểm theo quy định của chính phủ. Dưới đây là danh sách các bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm theo nghị định 134/2016/NĐ-CP:

  1. Ung thư.
  2. Nhồi máu cơ tim lần đầu.
  3. Phẫu thuật động mạch vành.
  4. Phẫu thuật thay van tim.
  5. Phẫu thuật động mạch chủ.
  6. Đột quỵ.
  7. Hôn mê.
  8. Bệnh xơ cứng rải rác.
  9. Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ.
  10. Bệnh Parkinson: Bệnh Parkinson gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
  11. Liệt 2 chi.
  12. Mù 2 mắt.
  13. Mất 2 chi.
  14. Mất thính lực.
  15. Mất khả năng phát âm.
  16. Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn.
  17. Suy thận.
  18. Bệnh nang tủy thận.
  19. Viêm tụy mãn tính tái phát.
  20. Suy gan: Suy gan là căn bệnh nguy hiểm cần được điều trị sớm
  21. Bệnh lupus ban đỏ.
  22. Viêm màng não do vi khuẩn.
  23. Viêm não nặng.
  24. U não lành tính.
  25. Loạn dưỡng cơ.
  26. Bại hành tủy tiến triển.
  27. Teo cơ tiến triển.
  28. Viêm đa khớp dạng thấp nặng.
  29. Hoại thư do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết.
  30. Bệnh cơ tim: Bệnh cơ tim được liệt vào danh sách bệnh hiểm nghèo nguy hiểm
  31. Ghép cơ quan (Ghép tim, gan, thận).
  32. Bệnh lao phổi tiến triển.
  33. Bỏng nặng.
  34. Thiếu máu bất sản.
  35. Bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ.
  36. Tăng áp lực động mạch phổi.
  37. Bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh vận động.
  38. Chấn thương sọ não nặng.
  39. Bệnh chân voi.
  40. Nhiễm HIV do nghề nghiệp.
  41. Ghép tủy.
  42. Bại liệt.
Bệnh hiểm nghèo

 

 

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh hiểm nghèo là bệnh gì, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version