Bệnh hở van ba lá là gì?
Tim là bộ phận quan trọng của cơ thể, bộ phận trên có 4 buồng (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất) và có 4 van tim là van động mạch chủ, van động mạch phổi, van 2 lá và van 3 lá.
Van tim ba lá là van tim thông giữa tâm thất phải và tâm nhĩ phải. Hở van 3 lá là tình trạng rối loạn trong đó van 3 lá không đóng đủ chặt khiến máu chảy ngược vào buồng tâm nhĩ khi thất co bóười bệnh. Với những đối tượng này, cần thực hiện mổ tim hở ít xâm lấn để điều trị bệnh.
Nguyên nhân gây ra hở van ba lá
Tim của con người là bộ phận có 4 van giúp máu lưu thông đúng hướng. Những van này bao gồm van 3 lá, van động mạch phổi, van động mạch chủ. Mỗi van được cấu tạo từ các lá van đóng mở liên tục trong mỗi nhịp đập. Tuy nhiên thỉnh thoảng, các van không đóng mở bình thường làm cản trở dòng máu lưu thông. Đối với căn bệnh trên, van ba lá ở giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải và nó không hoạt động bình thường. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh van tim là bệnh van bẩm sinh. Sau đây là các nguyên nhân hở van ba lá bao gồm:
- Nhiễm trùng như sốt thấp khớp hoặc viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn;
- Tâm thất phải giãn, làm vòng (vòng mô sợi chắc gắn vào và hỗ trợ các lá van) của van ba lá to ra;
- Áp lực qua van ba lá tăng lên (trong tăng huyết áp phổi);
- Các nguyên nhân ít gặp hơn là các khuyết tật bẩm sinh, chấn thương, bệnh tim ung thư hạch, khối u, sa van ba lá, bệnh lý Ebstein, bệnh lupus ban đỏ hệ thống và chấn thương.
Dấu hiệu và triệu chứng của hở van ba lá
Các triệu chứng phổ biến của bệnh van ba lá là:
- Nhịp tim bất thường (rung nhĩ)
- Mệt mỏi dễ dàng (mệt nhọc)
- Cảm giác rung khó chịu ở cổ
- Với trường hợp bệnh nặng, có các triệu chứng suy tim (đau bụng phải, khó thở, sưng ở chân hoặc bụng, da lạnh)
Nếu có bất kì thắc mắc nào về các triệu chứng và dấu hiệu. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị một cách hiệu quả nhất nhé.
Khi nào cần phải điều trị hở van ba lá?
Bệnh hở van 3 lá được chia theo các mức độ như sau:
- Hở van sinh lý: hở van tim 3 lá 1/4 , với mức độ này không cần phải điều trị;
- Hở van trung bình: hở 1.5/4 và 2/4 , với mức độ này người bệnh chưa cần phải điều trị nhưng phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe, nếu xuất hiện các triệu chứng như nhồi máu cơ tim, thấp tim … thì phải điều trị;
- Hở van 3 lá nặng: hở 3/4 và 3.5/4, bệnh nhân cần phải điều trị theo chỉ định của bác sĩ;
- Hở van rất nặng: hở van 3 lá 4/4, đây là mức độ nặng nhất, khi không còn đáp ứng với thuốc điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để sửa van tim hoặc mổ thay van 3 lá nhân tạo.
Phương pháp phẫu thuật mổ tim hở ít xâm lấn để điều trị hở van 3 lá là lựa chọn tốt trong điều trị bởi hở van 3 lá ít nguy hiểm hơn hở van 2 lá, và với những bệnh nhân bị hở van lá 3/4 sẽ được chỉ định dùng thuốc để ngăn ngừa suy tim, khi thuốc điều trị thuốc không còn hiệu quả thì bác sĩ chỉ định thực hiện phẫu thuật.
Chẩn đoán hở van ba lá như thế nào?
Đầu tiên các bác sĩ sẽ khám tổng quát để xác định cách điều trị hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cũng có một số xét nghiệm dùng để chuẩn đoán van tim có thể bao gồm:
- Điện tim (ECG);
- Chụp X-quang;
- Siêu âm tim;
- Siêu âm tim qua thực quản;
- Thông tim (thông tim hoặc chụp mạch);
- Chụp phóng xạ;
- Chụp cộng hưởng từ (MRI).
Phương pháp dùng để điều trị hở van ba lá
Thay đổi lối sống lành mạnh
Để ngăn chặn bệnh tiến triển, cần thay đổi lối sống lành mạnh, tốt cho sức khỏe và tim mạch:
- Ăn uống tốt cho tim: cần ăn nhiều loại trái cây, rau củ quả, các loại ngũ cốc nguyên hạt và chất đạm từ thực vật, từ cá. Hãy tránh chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường, muối và ngũ cốc tinh chế.
- Tập thể dục phù hợp: Tốt nhất là nên tập với cường độ nhẹ và tăng dần theo thời gian, duy trì thường xuyên ít nhất 5 buổi/tuần. Những bài tập được khuyến khích bao gồm: đi bộ, tập dưỡng sinh, chạy bộ, và bơi lội,…
Ngăn ngừa nhiễm khuẩn nội tâm mạc
Viêm nội tâm mạc là một biến chứng nhiễm trùng tim nguy hiểm, mà những bệnh nhân hở van tim ba lá có nguy cơ cao gặp phải. Để phòng ngừa nhiễm khuẩn nội tâm mạc, người bệnh cần chăm sóc tốt răng miệng và vệ sinh sau khi ăn uống.
Nên sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn trước bất kỳ thủ thuật hoặc phẫu thuật nào đó, theo chỉ định của bác sĩ. Báo ngay với bác sĩ nếu đang có dấu hiệu mắc các bệnh nhiễm trùng như đau họng, sốt, mệt mỏi,…
Sửa chữa van ba lá
Với bệnh van nghiêm trọng, phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế van là cần thiết. Sử dụng một chiếc vòng nhẫn bằng nhựa trong sửa chữa van ba lá là phương pháp phẫu thuật phổ biến đối với hở van ba lá và có thể được thực hiện cho bệnh van ba lá nguyên phát hoặc các trường hợp kết hợp với phẫu thuật van khác (van hai lá, van động mạch chủ). Khi van không thể sửa chữa, bác sĩ sẽ thay thế van.
Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.
Các bài viết có thể bạn quan tâm:
- 6 bệnh tim bẩm sinh có thể điều trị được hiện nay
- Top thuốc cho bệnh Tim mạch an toàn [Thông tin đề nghị từ Bác sỹ]
- Sa Van 2 Lá: Bệnh lý tim mạch và 3 [BIẾN CHỨNG] nên cảnh giác!
Nguồn: Tổng hợp