Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

Bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không?

Bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không?

Kiết lỵ là bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị đúng cách. Với trẻ nhỏ, đây thật sự là một mối nguy khôn lường mà cha mẹ cần hết sức lưu ý, nhất là trong những ngày cận Tết, thời điểm giao mùa, đặc biệt là vào mùa hè.

Kiết lỵ là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Thực chất, đây là triệu chứng của viêm nhiễm ruột già, gây không ít khó chịu trong cuộc sống với nguy cơ cao dẫn đến biến chứng. Việc phòng ngừa kiết lỵ không khó, thế nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Hãy cùng MedPlus xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu lý do tại sao và có biện pháp phòng bệnh hữu hiệu cho cả gia đình nhé.

Bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không?

kiet ly 1 - Medplus

Kiết lỵ được xem là thể đặc biệt của táo bón. Theo khoa học, kiết lỵ là một hội chứng rối loạn chức năng đại tiện, gây nên những cơn đau khi đi vệ sinh. “Thủ phạm” chính gây bệnh là vi khuẩn Shigella hoặc trùng amip Entamoeba Histolyca gây nhiễm trùng ruột già. Khi mắc bệnh kiết lỵ, trẻ sẽ có các triệu chứng điển hình như:

  • Đau bụng, mót rặn và đi ngoài phân có máu lẫn với chất nhầy như dịch nhầy mũi
  • Đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần đi không có nhiều phân
  • Đau bụng quặn từng cơn, đau dọc theo khung đại tràng trước khi đi ngoài, đi kèm với đó là mót rặn
  • Đau bụng, rất muốn đi ngoài nhưng khi vào nhà vệ sinh lại ngồi rất lâu mà vẫn không đi ngoài được
  • Có thể bị tiêu chảy nghiêm trọng.

Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp phải các triệu chứng như trướng bụng, đầy hơi, khó chịu. Nếu nặng, còn có thể dẫn đến suy kiệt (do phải rặn nhiều kèm theo mất máu) hoặc bị mất nước và rối loạn chất điện giải trong trường hợp có tiêu chảy.

Bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không? Câu trả là có, đây là một bệnh nghiêm trọng về đường tiêu hóa mà bạn không nên xem thường. Bởi nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể để lại hậu quả nghiêm trọng như:

  • Viêm ruột thừaviêm loét đại tràng, chứng lồng ruột, thậm chí thủng ruột
  • Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày và kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng sa hậu môn
  • Kiết lỵ nặng có thể gây mất nước, mất muối rồi dẫn đến tình trạng trụy mạch và tử vong nhanh chóng
  • Với trẻ em thì kiết lỵ còn gây ra tình trạng viêm khớp, teo cơ hay viêm đa dây thần kinh.

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng phổ biến nhất vẫn ở trẻ nhỏ và người già. Ngoài ra, mùa hè cũng được xem là thời điểm dễ bùng phát bệnh kiết lỵ, nhất do sự thay đổi về thời tiết cũng như việc không đảm bảo vệ sinh trong thói quen ăn uống.

Cảnh giác với kiết lỵ bởi bệnh rất dễ lây nhiễm

Do thủ phạm chính gây kiết lỵ là vi khuẩn đường ruột nên bệnh rất dễ lây theo đường ăn uống và việc giữ vệ sinh kém:

  • Vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền qua thức ăn, nước uống, trẻ sẽ dễ mắc bệnh nếu bạn thực hiện chế độ ăn không đảm bảo vệ sinh, không ăn chín, uống sôi
  • Vật nuôi mang mầm bệnh như chó, mèo cũng là một trong những tác nhân chính gây nên bệnh kiết lỵ
  • Ruồi là vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm, thức ăn không được đậy kỹ để ruồi nhặng bâu vào có thể gây ngộ độc, đau bụng…
  • Trẻ vệ sinh tay chân vội vàng nên không sạch sẽ, đi vệ sinh xong không rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, nghịch đất cát xong cũng để vậy mà cầm nắm thức ăn, đồ chơi. Lúc này, vi khuẩn ở bàn tay có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và gây bệnh.
  • Do bào nang của amíp dính dưới móng tay…

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh kiết lỵ, tốt nhất, bạn nên cho trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác, tìm nguyên nhân mắc bệnh và có cách điều trị phù hợp. Có rất nhiều loại thuốc đặc trị cho bệnh này tùy theo mức độ cũng như loại vi khuẩn mắc phải. Bạn không nên tự ý mua thuốc cho trẻ dùng hoặc áp dụng các phương pháp dân gian để điều trị bệnh. Nếu trẻ có hiện tượng mất nước, mất chất điện giải do tiêu chảy thì cần được truyền dịch hoặc uống dung dịch oresol (ORS) để bù nước và chất điện giải.

Phòng ngừa kiết lỵ không khó như bạn nghĩ

kiet ly 2 1 - Medplus

Thực tế, việc phòng ngừa kiết lỵ không khó. Nguyên nhân gây bệnh đa phần xuất phát từ việc ăn uống không đảm bảo và giữ vệ sinh kém. Do đó, nếu muốn phòng bệnh, bạn chỉ cần chú ý thay đổi và duy trì một số thói quen lành mạnh là đã có thể bảo vệ được sức khỏe cho bé yêu và cả gia đình. Cụ thể, bạn cần:

  • Chế biến kỹ các loại thực phẩm, đảm bảo ăn chín, uống sôi. Sau khi chế biến, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng, nếu chưa dùng ngay, cần bảo quản trong tủ lạnh và hâm nóng trước khi dùng.
  • Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ, đặc biệt, cần vệ sinh các dụng cụ như bình sữa, chén bát, đồ chơi… của trẻ thường xuyên và kỹ lưỡng.
  • Xử lý tã của bé, rác thải hợp vệ sinh, diệt ruồi, nhặng và côn trùng truyền bệnh.

Ngoài ra, vệ sinh tay cũng là một trong những phương pháp phòng bệnh cực hữu hiệu mà bạn nên áp dụng cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Theo các chuyên gia về y tế, trên bàn tay của mỗi người có chứa hàng triệu vi khuẩn, virus… trong đó có rất nhiều vi sinh vật gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tiêu chảy cấp, cúm, tả, lỵ, thương hàn, tay chân miệng… Thế nhưng, dù ý thức điều này, việc rửa tay với xà phòng thật sự vẫn chưa trở thành thói quen thường xuyên.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vệ sinh tay được coi là liều thuốc phòng bệnh rất đơn giản, dễ thực hiện. Chỉ một động tác rửa tay với xà phòng đã làm giảm tới 35% nguy cơ lây truyền các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có kiết lỵ.

Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường có thói quen rửa tay vội vàng, nếu sử dụng các loại bánh xà phòng hay nước rửa tay thông thường sẽ rất khó làm sạch được vi khuẩn. Do đó, bạn cần chọn những sản phẩm nước rửa tay có công thức diệt khuẩn siêu tốc như Ion Bạc để đảm bảo bàn tay bé luôn sạch vi khuẩn. Đặc biệt, ngoài việc nhắc nhở trẻ, bạn và những người chăm sóc cũng cần rửa tay và khử trùng đồ chơi, vật dụng của trẻ thường xuyên để hạn chế lây nhiễm virus.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: What Is Dysentery and How Is It Treated?

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.