Site icon Medplus.vn

BỆNH LOÃNG XƯƠNG VÀ 5 ĐIỀU BẠN CẦN PHẢI BIẾT

Bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương

Cùng Medplus tìm hiểu về bệnh loãng xương để chủ động tìm cách ngăn ngừa bạn nhé!

1.Bệnh loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương( tiếng Anh: osteoporosis, xất phát từ tiếng Hy lạp: οστούν/ostoun nghĩa là “xương” và πόρος/poros nghĩa là “lỗ hổng”) là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương.

Sức mạnh của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương .

Đo mật độ xương sẽ cho ta biết lượng chất khoáng trong 1 đơn vị diện tích hoặc thể tích của xương. Còn chất lượng xương được đánh giá bởi các thông số: cấu trúc của xương, tốc độ chuyển hóa của xương, độ khoáng hóa, mức độ tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản của xương.

Bệnh loãng xương

2.Nguyên nhân bệnh loãng xương ?

Bệnh loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của 2 quá trình tạo xương và hủy xương, quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do:

3.Triệu chứng bệnh loãng xương?

Tình trạng mất xương (hay còn gọi là giảm mật độ xương) do bệnh loãng xương thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Người bệnh có thể không biết mình mắc bệnh cho đến khi xương trở nên yếu đi, dễ gãy khi gặp những sang chấn nhỏ ví dụ như trẹo chân, va đập hoặc té ngã.

4.Chẩn đoán bệnh loãng xương?

Bệnh loãng xương

Theo TCYTTG – 1994, bệnh loãng xương được định nghĩa dựa trên mật độ chất khoáng của xương (Bone Mineral Density – BMD) theo chỉ số T-Score. T-Score của một cơ thể là chỉ số mật độ xương của cơ thể đó so với mật độ xương của nhóm người trẻ tuổi làm chứng.

 Ai cần đo mật độ xương:

Theo khuyến cáo của Hiệp hội chống loãng xương thế giới, những người trên 50 tuổi, có một trong những yếu tố sau nên đo mật độ xương:

5.Điều trị bệnh loãng xương?

Bệnh loãng xương

Cung cấp lượng canxi cho cơ thể đúng theo mức khuyến cáo, không cung cấp dư thừa. Bổ sung 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày cho người ở độ tuổi từ 1 đến 70 tuổi và 800 IU mỗi ngày từ 71 tuổi trở lên.

Duy trì trọng lượng tiêu chuẩn, không thừa cân cũng không thiếu cân.

Thực hiện các bài tập như đi bộ, chạy bộ, nhảy múa và thể dục nhịp điệu 3-4 giờ mỗi tuần.

Ngừng hút thuốc.

Hạn chế thức uống có cồn, cà phê và nước giải khát có ga.

Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng có nguy cơ gây giảm mật độ xương.

Trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro của liệu pháp thay thế estrogen nếu người bệnh đang trong thời kỳ mãn kinh hoặc đã cắt bỏ buồng trứng.

Khi phát hiện bệnh loãng xương, ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì người bệnh cần phải bổ sung các loại thuốc điều trị bệnh loãng xương. Tùy theo từng trường hợp cụ thể người bệnh sẽ được tư vấn sử dụng những loại thuốc chống loãng xương phù hợp.

Thay đổi lối sống: ngừng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu

Ngăn ngừa gãy xương bằng cách giảm thiểu các nguy cơ té ngã.

Tập thể dục là phần quan trọng trong quá trình điều trị loãng xương. Tập thể dục không chỉ giúp xương khỏe mạnh, mà còn làm tăng sức mạnh cơ bắp, sự phối hợp và cân bằng cơ thể, từ đó giúp sức khỏe tốt hơn.

Tìm hiểu từ nguồn: wikipedia

Như vậy, Medplus đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về bệnh loãng xương.Ngoài ra Medplus còn cung cấp thêm một số thông tin:

 

Exit mobile version