Site icon Medplus.vn

Bệnh MS: Mô hình giúp giải thích tại sao lại bị co giật?

yhnhm 1 - Medplus

Bệnh nhân MS có nguy cơ bị co giật cao gấp 3 đến 6 lần. Bằng cách áp dụng mô hình nghiên cứu trên thân chuột, một nhóm các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện quá trình khử men mãn tính có liên quan chặt chẽ và có khả năng là nguyên nhân gây nên những cơn co giật này. Một nghiên cứu mới có thể dẫn đến việc phát triển các loại thuốc nhằm giảm co giật ở bệnh đa xơ cứng, có khả năng mang lại lợi ích cho bệnh nhân động kinh. Bài Bệnh MS: Mô hình giúp giải thích tại sao lại bị co giật? trình hiện vấn đề này.

Bệnh MS: Mô hình giúp giải thích tại sao lại bị co giật?

1. Khái quát

Tình trạng

Đa xơ cứng (MS) là một bệnh tự miễn của hệ thần kinh trung ương. Nó ảnh hưởng đến gần 2,3 triệu người trên toàn thế giới. MS được kích hoạt khi hệ miễn dịch tấn công lớp bảo vệ xung quanh các sợi thần kinh, được gọi là vỏ myelin. Quá trình “khử men” sau đó làm tổn thương các tế bào thần kinh và gây cản trở quá trình trao đổi thông tin giữa não và cơ thể cũng như trong chính não bộ.

Khi lớp vỏ bảo vệ – được ví như vật liệu cách điện, bọc quanh dây dẫn điện – mòn đi, các tín hiệu thần kinh sẽ chậm lại hoặc dừng lại. Kết quả là bệnh nhân bị

  • suy giảm thị lực,
  • mất cảm giác,
  • và mất khả năng điều khiển các chi tùy vào vị trí tổn thương.

Tình trạng liệt vĩnh viễn xảy ra khi các sợi thần kinh bị phá hủy bởi căn bệnh này.

Đặc biệt

Điều này vẫn chưa diễn tả đủ biến chứng của bệnh MS. Bệnh nhân MS có nguy cơ bị co giật – tăng động bất thường do phản ứng của các tế bào thần kinh. Mức độ này cao gấp 3 đến 6 lần những người thuộc nhóm nguy cơ khác. Tuy nhiên,

  • mặc dù có sự gia tăng các cơn co giật ở những bệnh nhân MS,
  • vẫn có rất ít nghiên cứu được thực hiện để thăm dò tại sao chúng lại xảy ra?

2. Thực nghiệm lý giải mối liên hệ giữa bệnh MS và tình trạng co giật

Tiến hành

Trên mô hình chuột, một nhóm các nhà khoa học tại Đại học California, Riverside đã lần đầu tiên phát hiện quá trình khử men mãn tính có liên quan đến những cơn co giật này. Trong báo cáo trên tạp chí Neuroscience, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý

  • một số tế bào thần kinh nhất định trong não,
  • được gọi là “parvalbumin interneurons”,
  • rất quan trọng để ngăn chứng tăng động,
  • chúng sửa đổi và làm chậm quá trình khử men diễn ra trong vỏ não và hồi hải mã.

Một hình ảnh từ nghiên cứu của họ được giới thiệu trên trang bìa của tập 346 (trang 409-422) của tạp chí.

Bệnh MS có thể dẫn đến tình trạng co giật nguy hiểm

Nhận định

Seema Tiwari-Woodruff, phó giáo sư khoa học y sinh tại trường cho biết

Sự khử men gây ra tổn thương sợi trục và mất tế bào thần kinh. Cụ thể là các tế bào thần kinh parvalbumin bị mất ở chuột, tình trạng tăng động thái quá không giảm nữa mà tăng lên. Và đây có thể là nguyên nhân gây ra co giật. Rất có thể đây là những gì đang xảy ra ở những bệnh nhân MS đang bị co giật.

Ghi nhận

Trong phòng thí nghiệm, Tiwari-Woodruff và nhóm của cô đã

  • gây ra quá trình khử men ở chuột
  • bằng cách cho chúng ăn một chế độ ăn uống có chứa cuprizone,
  • một chất liên kết với đồng gây tổn thương cho tế bào oligodendrocytes – tế bào não sản xuất myelin.

Sau chín tuần họ cho chúng ăn cuprizone, phần lớn chuột bắt đầu lên cơn co giật.

Kết quả

Tiwari-Woodruff nói

Không có myelin, sợi trục rất dễ bị tổn thương. Chúng phát triển các sợi tơ – cấu trúc giống như quả bóng cản trở việc vận chuyển các protein quan trọng và dẫn truyền các tín hiệu điện. Trong một số trường hợp, tổn thương sợi trục đáng kể có thể dẫn đến mất tế bào thần kinh. Trong cả bệnh MS và mô hình trên chuột của chúng tôi, các tế bào thần kinh parvalbumin dễ bị tổn thương hơn và có khả năng chết. Điều này làm cho sự ức chế bị loại bỏ và gây ra các cơn co giật. Vì vậy, sự sống sót của sợi trục và tế bào thần kinh có thể được gắn trực tiếp với sự hỗ trợ dinh dưỡng do myelin cung cấp.

Ngoài ra

Trong một nghiên cứu khác, sau chín hoặc mười hai tuần, các nhà nghiên cứu ngừng cho chuột ăn chế độ ăn kiêng cuprizone. Oligodendrocytes bắt đầu tái định cư các khu vực đã khử myelin và tái tạo myelin cho các sợi trục nguyên vẹn nhưng đã bị tước myelin. Các nghiên cứu trong tương lai đánh giá hoạt động co giật với sự tái tạo myelin.

Tiwari-Woodruff nói

Sự tái tạo myelin có ảnh hưởng đến hoạt động co giật không? Liệu chúng ta có thể đẩy nhanh quá trình tái tạo myelin bằng thuốc không? Do đó, chúng tôi đang xem xét cách giúp giảm nhẹ tình trạng bệnh MS. Chúng tôi quan tâm đến việc giải quyết những câu hỏi này.

Hứa hẹn

Nhóm của cô gần đây đã nhận được tài trợ thí điểm từ Hiệp hội Đa xơ cứng Quốc gia để

  • so sánh mô não sau khi chết của bệnh nhân MS bị co giật
  • với những người không bị co giật khi mắc bệnh MS.

Phát hiện của họ cũng được sử dụng để kiểm tra mức độ phát triển trên mô hình chuột ăn kiêng cuprizone. Chúng cho thấy quá trình tái tạo có thể xảy ra tương tự ở người.

Tiwari-Woodruff nói

Chúng tôi muốn biết liệu những mô này có hiển thị những gì chúng tôi đang thấy trong mô hình chuột của mình hay không. Dữ liệu sơ bộ chúng tôi thu nhận được từ mô não chết cho thấy sự tương đồng đáng kể giữa hai mô hình. Chúng tôi hiện có một mô hình chuột chúng tôi có thể làm việc để thử nghiệm và đề xuất một số phương pháp chữa trị co giật. Và nó cũng có thể được mở rộng để giúp các bệnh nhân động kinh.

Xem thêm bài viết

Nguồn: University of California – Riverside

Exit mobile version