Site icon Medplus.vn

BỆNH NẤC CỤT DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

Cùng Medplus tìm hiểu về căn bệnh nấc cụt diễn ra như thế nào bạn đọc nhé!

Bệnh nấc cụt

1. Bệnh nấc cụt là gì?

Bệnh nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường. Cơ chế gây ra nấc là do có sự kích thích lên cung phản xạ não – thần kinh hoành hoặc thần kinh hoành – cơ hoành. Một cơn nấc thường kéo dài trung bình từ 5 đến 10 phút nhưng cũng có thể kéo dài đến vài giờ hoặc thậm chí đến vài ngày, đã có ghi nhận trong sách kỉ lục Guiness, cơn nấc kéo dài 68 năm của Charles Osborne (1894-1991). Tần số nấc thay đổi tùy từng người trung bình từ 2 đến 60 lần/ phút.

Nếu bị nấc cụt nhiều ngày và mỗi lần nấc kéo dài hơn so với thông thường thì bạn cần cẩn trọng vì đó là dấu hiệu của một số căn bệnh không ngờ tới. Đó là một vài căn bệnh tiềm ẩn đằng sau hiện tượng nấc cụt kéo dài kèm theo một vài triệu chứng.

Nếu cơ thể bạn có những dấu hiệu này, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt. Không nên tự ý dùng thuốc vì có thể gây ra những hậu quả khôn lường khó có để điều trị.

2. Nguyên nhân bệnh nấc cụt

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh nấc cụt:

  • Dạ dày bị giãn căng: Sau khi ăn no, uống các loại nước có gas làm dạ dày bị giãn căng nhanh chóng tạo ra những cơn nấc ngắn, kéo dài không quá 48 giờ.
  • Thay đổi nhiệt độ: Nhiệt độ thay đổi đột ngột tạo ra cơn nấc. Cơ chế gây ra nấc do nhiệt độ vẫn chưa rõ ràng.
  • Căng thẳng: Cũng như sự thay đổi nhiệt độ, vẫn chưa tìm được mối liên quan giữa căng thẳng và cơn nấc cụt.
  • Phẫu thuật: Sau khi phẫu thuật ở vùng ngực và bụng. Dây thần kinh phế vị, thần kinh hoành bị kích thích tạo ra nấc.

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta vì quá bận rộn mà quên chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Ai cũng biết rằng lịch trình làm việc cả ngày có thể khiến bạn kiệt sức.

3. Cách điều trị bệnh nấc cụt

Vì không ảnh hưởng tới sức khỏe nên bệnh nấc cụt không cần điều trị nhưng nó lại mang đến cảm giác khó chịu, không thoải mái. Có nhiều cách chữa nấc bằng các vật dụng thông thường, phổ biến có sẵn tại nhà bạn.

  • Nuốt một thìa đường: đây là mẹo dân gian được các bà các mẹ thực hiện khi con cháu mình bị nấc cụt. Cơ chế là khi các hạt đường kích thích vào niêm mạc họng thực quản khiến các dây thần kinh tự thiết lập lại phản xạ, cơ hoành không còn co thắt liên tục và không tạo ra nấc.
  • Ngậm một viên đá: Nếu bị nấc trong mùa hè, bạn có thể lấy ngày một viên đá nhỏ trong tủ lạnh để chữa cơn nấc của mình. Bạn ngậm trong miệng hoặc nhờ người bất ngờ xoa đá lên mặt giúp bạn ngừng nấc dễ dàng hơn. Nếu bạn cảm thấy quá lạnh khi bị đá chà lên thì lấy lớp vải mỏng bọc qua và chà lên mặt.
  • Uống nước: Bạn uống từng ngụm nước hoặc dùng ống hút cũng có tác dụng làm ngừng cơn nấc.
  • Hít thở sâu: Bạn hít sâu và giữ hơi thở càng lâu càng tốt ít nhất là giữ được 10 giây, sau đó bạn thở ra bằng miệng nhẹ nhàng, làm lại nhiều lần cho đến khi ngừng nấc. Khi bạn thở sâu làm cho cơ hoành bị căng cứng và ngăn không cho cơ co lại. Đây là cách chữa nấc khá hiệu quả.
  • Mật ong: Khi uống mật ong, mật ong sẽ tạo các xung động được dây thần kinh phế vị truyền thẳng từ não đến dạ dày không qua cơ hoành khiến cơ hoành không bị co cơ liên tục.
  • Bịt hai tay: Khi bịt hai tai, bạn đã kích thích các nhánh của dây thần kinh phế vị tạo cung phản xạ mới từ đó làm ngừng cơn nấc. Cách làm: Bạn bịt tai trong vòng 5 phút, xoa tay đều nhịp nhàng, tránh ấn mạnh gây đau tai.
  • Sợ hãi: Dù sợ hãi là nguyên nhân gây nấc nhưng chính bản thân nó là cách giúp hết nấc. Cách này đã được nhiều người áp dụng và cho kết quả rất tốt.
  • Ép động mạch cảnh: Dùng hai ngón tay ép mạnh vào động mạch cảnh hai bên gây ức chế lên dây thần kinh quặt ngược từ đó làm giảm kích thích co cơ hoành.
Bệnh nấc cụt

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh nấc cụt, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version