Bệnh nang kê ở trẻ sơ sinh là gì?
Mụn kê, hay còn gọi là mụn sữa hoặc nang kê, là một bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh không gây đau, không gây ngứa và thường xuất hiện ở vùng trán, cằm, gò má, mũi. Một số trẻ có thể xuất hiện ở bắp tay.
Trẻ sơ sinh lên kê thường là lúc mới sinh hoặc vài tuần sau sinh. Nhìn chung, hiện tượng trẻ sơ sinh bị kê không có gì nguy hiểm. Kéo dài vài tuần đến vài tháng tùy cơ địa của trẻ và cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
Dấu hiệu nhận biết nang kê
- Mụn bệnh nang kê có thể xuất hiện ngay khi trẻ mới sinh hoặc sau 3 tuần tuổi.
- Quan sát làn da của trẻ, nếu thấy có những hạt kê trông như những hạt mụn nhỏ li ti. Vừa mềm vừa trắng ở mũi, cằm hoặc má thì bé đã mắc bệnh.
- Mụn kê thường lành tính, chỉ trừ một vài trường hợp da vùng mụn kê bị trầy xước; nhiễm khuẩn thì sẽ lên mủ; dễ chảy máu.
- Mụn kê tồn tại vài tuần cho đến vài tháng nhưng nếu lâu hơn 3 tháng. Thì bố mẹ cần đưa bé tới cơ sở da liễu để kiểm tra, xin tư vấn của bác sĩ để khám bệnh nang kê.
Cách trị kê đúng chuẩn
Tắm với lá
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị kê một phần là do thời tiết nóng, do đó các mẹ có thể dùng cách tắm để giúp làn da trẻ thoáng mát. Có thể tắm cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội, nước lá giềng, nước lá khế. Hoặc có một số mẹ còn dùng rau kinh giới và quả mướp đắng hay lá sài đất để đun nước tắm cho bé.
Chế độ ăn uống của mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh nên mẹ nên chú ý chế độ ăn uống của mình để không làm cho trẻ sơ sinh bị nang kê nặng hơn. Các mẹ nên ăn các thực phẩm mát, tránh đồ tanh hoặc đồ có thể gây dị ứng cho trẻ như tôm, cua. Trong khi cho bé bú, tránh để sữa mẹ văng lên da mặt bé vì có thể gây dị ứng da.
Chăm sóc cho trẻ
- Da trẻ rất mỏng manh và càng dễ tổn thương hơn khi bị nổi nang kê. Do đó khi phát hiện trẻ sơ sinh lên kê; tránh cọ xát mạnh vào các vùng da nổi kê của trẻ.
- Cho trẻ mặc các đồ thoáng mát làm từ vải cotton, vải mềm.
- Tránh nắng gắt chiếu trực tiếp lên da của trẻ.
- Người lớn hạn chế chạm vào các nốt mụn kê vì vi khuẩn có thể xâm nhập; gây viêm nhiễm khiến bệnh tình nặng hơn.
Lưu ý:
- Không bôi bất cứ hóa mỹ phẩm hay các chất kích thích lên vết kê của trẻ.
- Không chà sát mạnh vào vết kê gây trầy xước cho trẻ.
- Khi thấy các nốt kê có hiện tượng bị vỡ và có mủ, hãy nhanh chóng đưa bé đi thăm khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
- Nếu hiện tượng mụn kê ở trẻ kéo dài hơn 3 tháng, bố mẹ nên đưa bé đến các trung tâm da liễu.
Bài viết này giải đáp các thắc mắc về bệnh nang kê ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị đúng chuẩn. Hi vọng bạn những thông tin này giúp ích cho bạn.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Kiến thức thai kỳ
- Quá trình sinh nở
- Thai nhi theo tuần
- Chuẩn bị mang thai
- Kỹ năng chăm con
- Phương pháp dạy con
Bài viết được tham khảo: wikimedia