Site icon Medplus.vn

BỆNH NHIỄM TRÙNG TAI: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG

Cùng Medplus tìm hiểu thêm nhiều thông tin về bệnh nhiễm trùng tai qua bài viết dưới đây bạn đọc nhé!

Bệnh nhiễm trùng tai

1. Bệnh nhiễm trùng tai là gì?

Bệnh nhiễm trùng tai có nhiều loại khác nhau và trong đó bệnh nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa cấp tính) là một bệnh nhiễm trùng ở tai giữa. Nhiễm trùng tai giữa bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm tai giữa có dịch. Mặc dù tình trạng này là một nguyên nhân thường xuyên gây ra đau đớn cho trẻ sơ sinh và liên quan đến trẻ em, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến cả người lớn.

Bệnh nhiễm trùng tai giữa (không gian phía sau màng nhĩ nơi xương nhỏ rung và truyền âm thanh vào tai) thường đi kèm với cảm lạnh thông thường, cúm hoặc các loại nhiễm trùng đường hô hấp khác. Điều này là do tai giữa được kết nối với đường hô hấp trên bằng một kênh nhỏ được gọi là ống Eustachian. Vi trùng đang phát triển trong các hốc mũi hoặc xoang có thể đi lên ống Eustachian và đi vào tai giữa để bắt đầu phát triển.

Nếu không được điều trị bệnh nhiễm trùng tai giữa có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng bao gồmviêm xương chũm, mất thính giác, thủng màng nhĩ, viêm màng não, liệt dây thần kinh mặt và có thể ở người lớn sẽ mắc bệnh Meniere.

2. Nguyên nhân bệnh nhiễm trùng tai là gì?

Bệnh nhiễm trùng tai xảy ra khi một trong những ống Eustachina trong tai trở nên sưng tấy hoặc tắc nghẽn và chất lỏng tích tụ ở tai giữa. Ống Eustachina là những ống hẹp chạy từ tai giữa đến mặt sau cổ họng. Các nguyên nhân gây tắc nghẽn ống Eustachina bao gồm:

  • Dị ứng;
  • Cảm lạnh;
  • Viêm xoang;
  • Hút thuốc;
  • Vòm họng bị sưng hoặc nhiễm trùng;
  • Dư thừa chất nhầy.

3. Triệu chứng bệnh nhiễm trùng tai là gì?

Ở người lớn, các triệu chứng thông thường bao gồm:

Ở trẻ em, các triệu chứng bệnh bao gồm:

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai thường không gây ra các biến chứng lâu dài. Tuy nhiên, việc nhiễm trùng thường xuyên và tích tụ mủ trong tai có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng bao gồm khiếm thính, lây lan nhiễm trùng, rách màng nhĩ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

4. Điều trị bệnh nhiễm trùng tai

Ban đầu bác sĩ sẽ xác định loại bệnh bằng cách hỏi về các triệu chứng và kiểm tra thể chất. Sau đó sẽ chẩn đoán nhiễm trùng tai bằng cách soi tai để kiểm tra màng nhĩ và quan sát có xuất hiện mủ trong tai giữa không.

Thuốc kháng sinh thường không cần thiết cho nhiễm trùng tai giữa vì hệ thống miễn dịch cơ thể có thể tự mình loại bỏ nhiễm trùng. Nhưng đôi khi các loại kháng sinh như amoxicillin lại cần thiết để điều trị các trường hợp nặng hoặc các trường hợp kéo dài hơn 2-3 ngày.

Đối với trường hợp nhiễm trùng tai giữa nhẹ, bác sĩ có thể khuyên nên chờ đợi hoặc trì hoãn vệ sử dụng kháng sinh. Điều này có thể để hệ thống miễn dịch có thời gian chống lại các nhiễm trùng.

Các phương pháp điều trị bệnh nhiễm trùng tai bao gồm:

Điều trị nhiễm trùng tai nói riêng hay nhiễm trùng tai mũi họng nói chung cần phải có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa, dù là nhiễm trùng tai ở trẻ hay người lớn. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng các loại kháng sinh chống viêm nhiễm vì như thế sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau. Nhiễm trùng tai là bệnh có khả năng tái phát rất cao, nên thường xuyên phải theo dõi và khám lại tại các cơ sở y tế để ngăn ngừa bệnh tái phát.

 

Bệnh nhiễm trùng tai

 

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về Bệnh nhiễm trùng tai, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version