Site icon Medplus.vn

Bệnh nói lắp có nguy hiểm không? Tại sao bạn lại bị nói lắp?

nói lắp

nói lắp

Nói lắp là bệnh gì?

Nói lắp không phải là chứng bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng của con người nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nói lắp hay còn gọi là cà lăm ảnh hưởng khá lớn đến giao tiếp, làm giảm sự tự tin khi nói chuyện. Đôi khi ảnh hưởng đến việc học hành, công việc.

Bệnh nói lắp bao gồm các vấn đề liên quan đến sự liền mạch và trôi chảy khi đang nói. Đây là một tật do rối loạn ngôn ngữ. Trong đó sự ấp úng khi nói khiến các từ phát ra chậm, kéo dài hoặc các từ được lặp đi, lặp lại.

Đây là tình trạng gián đoạn không chủ ý trong tính lưu loát lời nói bình thường. Người bị nói lắp, họ luôn biết rõ mình muốn nói điều gì, nhưng lại không thể truyền đạt một cách trôi chảy khi nói. 

Nói lắp hoàn toàn có thể cải thiện nếu có sự hỗ trợ, tập luyện đúng cách và kiên trì. 

Nguyên nhân của bệnh nói lắp

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nói lắp:

Phân loại nói lắp

Nói lắp có nhiều dạng, có thể xảy ra cùng lúc trong một câu

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nói lắp

Nói lắp là tình trạng rất phổ biến và ảnh hưởng đến mọi độ tuổi, giới tính, chủng tộc. Theo dịch tễ học:

Một số trẻ lắp có thể sẽ tránh nói và bị đoán nhầm là mắc chứng câm. Nói lắp không có liên hệ đến phát triển tính thông minh. Tuy vậy nhiều trẻ nói lắp bị la rầy, chê cười hay bêu riếu sẽ có những triệu chứng tâm thần như mắc cỡ, né sợ, lơ đãng. Hoặc trở nên khó chịu, thô bạo, giận dữ, v.v…. Người nói lắp thường không bị lắp khi nói thầm hay khi hát.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ nói lắp, chẳng hạn như:

Triệu chứng của bệnh nói lắp

Nói lắp có thể biểu hiện khác nhau ở mỗi người và tình trạng nói lắp của từng người có thể trông có vẻ và nghe có vẻ khác nhau.

Các triệu chứng thường gặp khi bị nói lắp là:

Khi nói lắp có thể kèm theo các cử chỉ: Chớp mắt liên tục, rung hàm, rung môi, giật cơ mặt, co giật phần đầu, nắm chặt tay lại,…

Tình trạng nói lắp trở nên tồi tệ hơn khi người bệnh cảm thấy mệt mỏi, áp lực. Thiếu tự tin đối với bản thân, nói chuyện với người lạ. Tuy nhiên khi nói chuyện với bản thân hoặc một người bạn thân thiết thì người bệnh lại nói chuyện bình thường trôi chảy.

Tình huống như nói trước đám đông hoặc nói chuyện trên điện thoại có thể đặc biệt khó khăn đối với những người nói lắp. Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng không đề cập ở trên.

Chẩn đoán bệnh nói lắp

Một chuyên gia ngôn ngữ thường chẩn đoán nói lắp bằng cách cho trẻ đọc to. Các chuyên gia có thể quay phim hoặc ghi lại lúc trẻ nói chuyện hoặc kiểm tra giao tiếp bằng những cách khác. Con bạn cũng có thể cần phải khám lâm sàng và các xét nghiệm để loại trừ các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ, chẳng hạn như vấn đề về thính giác.

Nếu bạn bắt đầu nói lắp khi trưởng thành, hãy đi khám bác sĩ ngay. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể do chấn thương, bệnh hoặc cú sốc tình cảm nghiêm trọng. Để chẩn đoán nguyên nhân, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng, hỏi bạn một số câu hỏi, xem và lắng nghe cách bạn nói.

Cách điều trị bệnh nói lắp

  1. Trước hết phải xóa bỏ trở ngại về tâm lý. Nếu xem nói lắp là vấn đề quá nghiêm trọng thì trở ngại tâm lý sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu cho đó là một tật bình thường, có thái độ coi thường thì sẽ dễ uốn nắn. Thậm chí không chữa cũng khỏi.
  2. Phương pháp hữu hiệu để chữa bệnh nói lắp là tốc độ nói phải chậm. Khi nói phải mạnh dạn, bình tâm, tự nhiên, cố gắng phát âm chậm và dịu dàng. Ngoài ra, khi nói cố giữ tiết tấu, có thể chia lời nói thành các ý đơn giản, mỗi ý nói một lần. Câu nói phải nối với nhau.
  3. Người nói lắp nên tập đọc to mỗi ngày một lần. Trước hết là đọc cho mình nghe, sau đó dần dần mở rộng phạm vi, có thể tham gia ngâm thơ, biểu diễn văn nghệ trước bạn bè.
  4. Người nói lắp phải mạnh dạn thể hiện mình, cố ý nói chuyện ở chỗ đông người để cho sự căng thẳng tâm lý giảm đi. 
  5. Đứng trước gương tập nói hay thường xuyên. Nói chuyện cùng với những người thân của mình là một trong những cách đem lại hiệu quả cao. Nhưng lưu ý là phải luyện tập đều đặn, kiên trì hằng ngày. 
  6. Ngoài ra cũng cần kết hợp thêm với việc luyện tập thể dục thể thao và tập thở.

Các biện pháp phòng tránh bệnh nói lắp

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh từ bé:

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Hãy đến phòng khám ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán và giúp bạn có các biện pháp xử lý kịp thời.

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Hello Bacsi, Hong Ngoc Hospital, Vinmec

Exit mobile version