Một số người bệnh Parkinson thắc mắc rằng liệu bệnh Parkinson có di truyền không? Nếu bạn có thành viên trong gia đình hay chính bạn là người bệnh Parkinson thì có khả năng con, cháu của bạn cũng bị Parkinson hay không?
Để trả lời được những câu hỏi này, hãy cùng MedPlus tìm hiểu về Parkinson và khả năng di truyền của bệnh qua những thông tin sau đây nhé!
1. Bệnh Parkinson là gì?
Parkinson là một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt thường ngày của người bệnh, đặc trưng bởi chứng giảm động. Bệnh hình thành do sự mất các tế bào thần kinh ở cấu trúc hạch nền của trung não. Điều này dẫn đến giảm sản xuất chất dẫn truyền thần kinh có tên gọi là Dopamine.
Dopamin là chất truyền tin giữa các bộ phận của não và hệ thần kinh để kiểm soát, điều phối các vận động của cơ thể. Do đó, khi lượng dopamin suy giảm sẽ dẫn đến liên lạc giữa các cấu trúc trong não có vai trò điều hòa vận động, gây ra các triệu chứng của bệnh Parkinson. Người bệnh gặp tình trạng run không tự chủ.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng mất các tế bào ở một phần não bộ này. Hiện tại, họ vẫn tin rằng đây là kết hợp của việc thay đổi gen di truyền và yếu tố môi trường. Điều này một phần đã trả lời cho câu hỏi bệnh Parkinson có di truyền không.
2. Vậy bệnh Parkinson có di truyền không?
Khoảng 15% trường hợp mắc bệnh Parkinson có tiền sử gia đình mắc rối loạn này. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy các trường hợp Parkinson có liên quan đến di truyền có thể do đột biến gen trong nhóm các gen sau: LRRK2, PARK2, PARK7, PINK1 hoặc gen SNCA,…. Hoặc cũng có thể là đột biến một gen khác mà chưa được các nghiên cứu nhận định.
Bên cạnh đó, những đột biến trong các nhóm gen nhất định như GBA và UCHL1 không trực tiếp gây nên bệnh Parkinson nhưng chúng sẽ làm tăng nguy cơ khởi phát Parkinson ở một vài gia đình.
Bệnh Parkinson có di truyền không thì câu trả lời là có, nhưng không phải 100% các trường hợp. Trong số những gen kể trên, gen LRRK2 hoặc SNCA thường ở dạng trội trên NST thường. Vì vậy, chỉ cần nhận gen bệnh từ cha hoặc mẹ thì con cái sẽ phát triển bệnh Parkinson. Còn nếu là gen PARK2, PARK7 hoặc PINK1 lại ở dạng lặn trên nhiễm sắc thể thường, nên buộc bạn phải nhận gen bệnh của cả cha và mẹ mới khởi phát Parkinson. Khi chỉ nhận một gen bệnh từ một người, bản thân bạn sẽ không có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh.
3. Tác động từ môi trường ảnh hưởng đến bệnh Parkinson như thế nào?
Bên cạnh việc quan tâm đến bệnh Parkinson có di truyền không, bạn cần lưu ý nhiều hơn tới yếu tố môi trường vì chúng có thể phòng ngừa được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng một số yếu tố môi trường có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Parkinson. Trong đó, tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, khói bụi giao thông, ô nhiễm không khí là những tác nhân chủ yếu gây nên tình trạng này.
4. Có thể phòng ngừa bệnh Parkinson được không?
Ngoài di truyền và môi trường, còn một số nguyên nhân Parkinson khác như do thuốc (chẳng hạn như thuốc chống loạn thần), tình trạng não tiến triển khác (teo đa hệ thống, thoái hóa corticobasal,…) hay các cơn đột quỵ nhỏ khiến một số bộ phận của não bị chết đi.
Vì vậy, chỉ khoảng 15% trường hợp bệnh Parkinson có di truyền thì không thể phòng ngừa được. Còn lại, bạn vẫn có thể giảm những nguy cơ mắc bệnh khác bằng cách:
- Tập thể dục thường xuyên như aerobic, đạp xe, chạy bộ, yoga cũng giúp bạn giảm căng cứng cơ, cải thiện căng thẳng và giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Phòng ngừa đột quỵ bằng chế độ ăn ít chất béo động vật và chất béo chuyển hóa (có trong thực phẩm chế biến sẵn), tăng cường ăn rau quả, không hút thuốc, giảm rượu bia,…
- Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… Đeo khẩu trang khi ở trong môi trường thiếu trong lành.
- Khám sức khỏe định kỳ.
- Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định và đúng hướng dẫn của bác sĩ, bất kể là loại thuốc nào.
Trên đây là những thông tin hy vọng có thể giải đáp cho bạn thắc mắc về bệnh Parkinson có di truyền không để từ đó có thể tìm ra cách phòng ngừa, đối phó với căn bệnh này tốt nhất nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: The Genetic Link to Parkinson’s Disease | Johns Hopkins Medicine
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: