Bệnh phong thấp là loại bệnh lý có xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây. Không những vậy cũng rất nguy hiểm đến xương khớp mà còn gây suy giảm khả năng miễn dịch, chức năng của nhiều cơ quan. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh phong thấp là gì? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:
Bệnh phong thấp là gì?
Bệnh phong thấp được gọi là viêm khớp dạng thấp. Một căn bệnh viêm xương khớp mạn tính tự miễn với biểu hiện như:
- Tổn thương viêm không đặc hiệu ở màng hoạt dịch khớp.
- Gây sưng viêm và đau nhức xương khớp.
- Phá hủy các tổ chức sụn khớp và xương dưới sụn dẫn đến dính khớp, biến dạng khớp.
- Đồng thời gây nhiễm trùng đường hô hấp, làm tổn thương đến các cơ quan thần kinh, tim mạch, phổi, thận, các tổ chức dưới da,…
Nguyên nhân của bệnh phong thấp là gì?
Hiện tại, vẫn chưa có nhiều phương pháp để xác định chính xác nguyên nhân của chứng bệnh phong thấp. Nhưng ngành y học cũng đã có nhiều báo cáo nghiên cứu cho thấy những yếu tố di truyền, viêm nhiễm, miễn dịch và môi trường sống đều là nguyên do chính gây bệnh.
- Nguyên nhân do di truyền: Theo các báo cáo y học, yếu tố di truyền chiếm đến hơn 50% các trường hợp. Các gen không tốt có liên quan tới sự khởi phát của bệnh viêm khớp dạng thấp gồm PTPN22, HLA-DR, PADI4.
- Nguyên nhân gây bệnh phong thấp do truyền nhiễm: Do bệnh nhân nhiễm một số loại vi khuẩn, vi rút truyền nhiễm như vi rút cúm, vi rút Epstein-Barr, M. Tuberculosis và Parvovirus B19.
- Nguyên nhân do yếu tố nội tiết: Một số nghiên cứu chỉ chính xác rằng sự mất cân bằng của progesterone và estrogen là 1 trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh phong tê thấp.
- Một số yếu tố xảy ra trong đời sống: Nguyên nhân chủ yếu của bệnh phong thấp cũng có thể do mắc các bệnh xương khớp, do chấn thương, tai nạn, lạnh, hút thuốc lá hoặc tinh thần bị kích thích quá độ…
Một số yếu tố nguy cơ gây ra bệnh phong thấp đã được xác nhận, bao gồm:
- Nữ giới
- Gia đình có người bị phong thấp
- Lớn tuổi
- Hút thuốc lá
- Tiếp xúc với silic
Triệu chứng thường gặp của bệnh phong thấp?
Triệu chứng của bệnh phong thấp rất đa dạng, điển hình là:
- Đau nhức xương khớp dữ dội hoặc âm ỉ kèm theo cảm giác tê bì tại các vùng khớp bàn chân, bàn tay, xương đầu gối, cột sống.
- Sưng đỏ khớp, cứng xương khi vừa ngủ dậy.
- Khó cử động chân tay, các cơ bị yếu dần.
- Sốt nhẹ, mệt mỏi, cảm thấy khó chịu trong người.
Các triệu chứng kể trên giống với đa phần các bệnh về xương khớp, do đó rất khó để phát hiện bệnh. Tuy nhiên, cần chú ý triệu chứng điển hình nhất của bệnh chính là tình trạng sưng, đau nặng ở các khớp chân, tay, gối, đặc biệt là ở xương sống khiến nhiều người gặp khó khăn ngay cả khi nằm hay ngồi. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khôn lường như teo cơ, bại liệt hoặc tàn tật suốt đời.
Sự nguy hiểm của bệnh phong thấp
Theo thời gian, sụn và xương dưới sụn của khớp bị phong thấp sẽ mòn và mỏng dần, phá hủy ổ khớp làm giảm chức năng vận động, thậm chí mất hoàn toàn khả năng cử động do teo cơ, biến dạng khớp. Điển hình của biến chứng phong thấp là các ngón tay rụt lại, cứng đơ và ngón chân đan chồng vào nhau.
Bàn tay hoặc bàn chân dị dạng và bất động đẩy cuộc sống của bạn rơi vào vực thẳm bởi từ việc ăn uống, vệ sinh, mặc quần áo đến nhu cầu đi lại, cầm nắm hay vui chơi… đều không thể thực hiện trơn tru. Đó là chưa kể, bệnh phong thấp còn khiến nhiều bộ phận của cơ thể như mắt, tai, phổi và tim bị suy giảm chức năng.
Cách phòng tránh bệnh phong tê thấp
- Chế độ ăn hợp lý, khoa học, tuyệt đối tránh các loại đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ, tăng khẩu phần rau xanh, trái cây hàng ngày, bổ sung các loại thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao giúp xương luôn khỏe mạnh.
- Để tránh bệnh phong thấp cần luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên. Vận động là cách làm tăng sự dẻo dai của xương khớp, hạn chế quá trình lão hóa. Đối tượng dân văn phòng, thợ kỹ thuật, lái xe… là nhóm đối tượng thường xuyên mắc bệnh.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi trời trở gió, lạnh.
- Muốn tránh bị bệnh phong thấp cần hạn chế sử dụng bia rượu và các chất kích thích, phá hủy cấu trúc tế bào, gây tình trạng hẹp mao mạch và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
- Tránh khuân, vác đồ vật nặng, cồng kềnh để tránh việc làm tổn thương các khớp xương. Mang vác, sinh hoạt đúng tư thế.
- Khám sức khỏe 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và điều trị các căn bệnh có thể xảy đến.
Nguồn tham khảo: