Site icon Medplus.vn

Bệnh quai bị – Đừng vì quen thuộc mà chủ quan

bênh quai bị là gì

bệnh quai bị là gì

Bệnh quai bị là gì?

Bệnh quai bị là bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi trùng thuộc nhóm Paramyxovirus gây ra. Đặc trưng là sưng đau tuyến nước bọt (chủ yếu tuyến mang tai). Lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên. 

Virus có thể tồn tại khá lâu ở bên ngoài cơ thể: khoảng từ 30 – 60 ngày ở nhiệt độ 15 – 200C. Khi bị tác động của các hóa chất diệt khuẩn hoặc ở nhiệt độ > 560 độ C nó sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt.

Bệnh có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh. Ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống.

Bệnh biểu hiện bằng việc sưng lên của một hoặc nhiều tuyến nước bọt, phổ biến nhất là tuyến mang tai. Trong số các ca mắc bệnh thì có khoảng 25% trường hợp không bị sưng tuyến nước bọt rõ ràng và hơn 50% có hiện tượng tăng bạch cầu dịch não tủy.

Nguyên nhân gây ra bệnh quai bị

Bệnh quai bị do virus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống. Qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. 

Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận. Dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần. 

Khi bị nhiễm bệnh, virus nhân lên trong khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết. Virus tăng cao trong huyết thanh khoảng 12-15 ngày sau nhiễm và lan ra các cơ quan khác. Thời gian lây là từ 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh quai bị

Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Quai bị thường xuyên tấn công trẻ em từ 2-14 tuổi. Trẻ em dưới 2 tuổi, đặc biệt ít hơn 1 tuổi thường rất hiếm khi bị quai bị. Điều này có thể là do trẻ dưới 2 tuổi vẫn có kháng thể tốt từ mẹ.

Bệnh lây từ người bệnh qua người lành thông qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng chứa virus khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện, khạc nhổ…

Bệnh quai bị thường phát vào mùa đông xuân, lúc thời tiết bắt đầu chuyển lạnh. Những yếu tố sau được xem là làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

– Độ tuổi: trẻ em 2 – 12 tuổi (nhất là những trẻ chưa được tiêm vacxin phòng ngừa bệnh).

– Người đã tiếp xúc hoặc dùng chung đồ vật với bệnh nhân quai bị.

– Người có hệ thống miễn dịch yếu.

Dấu hiệu của bệnh đau quai bị

Bệnh quai bị là một bệnh thường gặp trong cộng đồng. Tên của bệnh cũng gợi lên hình ảnh dễ nhớ: người bệnh bị “sưng một cục” ở một hai cả hai bên má. 

Triệu chứng đầu tiên của bệnh quai bị thường rất giống với những cơn cảm cúm thông thường nên dễ nhầm lẫn và điều trị sai cách. Gây ra những hậu quả vô cùng đáng tiếc như vô sinh, viêm não, viêm tụy cấp… 

Một số người không có triệu chứng. Nhưng ở hầu hết các triệu chứng ban đầu bao gồm:

Khoảng 2 ngày sau khi các triệu chứng ngày xuất hiện, tuyến mang tai sẽ bắt đầu bị sưng lên. 

Trong một số trường hợp hiếm gặp, tuyến dưới hàm sưng to gây phù trước xương ức, làm cho khó nuốt, khó thở, khó nói. Bệnh sẽ khỏi sau 1 tuần, lúc này tuyến mang tai sẽ giảm đau, nhỏ dần, không còn sốt nhiều, đồng thời các triệu chứng khác cũng giảm dần. Tuyến nước bọt không bị teo và cũng không bao giờ hóa mủ trừ trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn.

Các biến chứng của bệnh quai bị

Các biến chứng thường thấy của bệnh quai bị bao gồm:

Điếc tai

Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, biến chứng điếc tai rất hiếm gặp. Điếc tai xảy ra ở giai đoạn khởi phát do virus quai bị gây tổn thương ốc tai. Điếc tai do biến chứng quai bị rất khó hồi phục. Thường là điếc một bên tai, hiếm gặp cả hai tai. Hiện nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa biến chứng này. Tuy đã có phương pháp cấy ghép ốc tai để cải thiện thính lực nhưng phương pháp này gây nhiều cản trở và tốn kém.

Viêm não

Virus quai bị sau khi xâm nhập vào cơ thể có thể tấn công hệ thần kinh trung ương. Làm tăng nguy cơ viêm màng não, viêm não hoặc dị tật tiểu não (gây ra các vấn đề phối hợp vận động). Các biến chứng hệ thần kinh từ quai bị thường gặp hơn ở người lớn hơn nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ em.

Viêm tinh hoàn ở bé trai

Cũng như người lớn, trẻ em cũng dễ bị biến chứng viêm tinh hoàn như người lớn. Tỷ lệ thường gặp là 10 bé trai mắc quai bị sẽ có 4 bé bị biến chứng viêm tinh hoàn. Đây là biến chứng cần được điều trị đúng và kịp thời để tránh di chứng vô sinh trong tương lai.

Viêm buồng trứng ở bé gái

Đối với bé gái, biến chứng viêm buồng trứng sẽ có biểu hiện như đau bụng nhiều. Lúc này bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được siêu âm, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Viêm màng não do virus

Đây là một trong những biến chứng hiếm gặp nhất. Nó xảy ra khi virus lây lan qua dòng máu và lây nhiễm vào hệ thống thần kinh trung ương của cơ thể. Đây là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp. Điều này xảy ra ở 1 trên 20 trường hợp và thường ở dạng nhẹ.

Sảy thai

Nếu một phụ nữ mang thai bị quai bị trong 12-16 tuần đầu của thai kỳ, thai phụ sẽ có nguy cơ sảy thai cao.

Ngoài ra, quai bị còn có thể gây ra các biến chứng khác hiếm gặp như:

Chẩn đoán bệnh đau quai bị

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên triệu chứng bệnh và kiểm tra sức khỏe. Thông thường, bệnh này không cần có các xét nghiệm đặc biệt để chẩn đoán. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cũng có thể sẽ được yêu cầu tiến hành xét nghiệm máu để xác định xem bạn có mắc phải quai bị hay không.

Cách điều trị bệnh đau quai bị

Thường mất 10 ngày để khỏi bệnh và miễn dịch suốt đời với bệnh quai bị. Acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp làm giảm sốt và giảm đau. Không dùng aspirin cho trẻ nhỏ vì các nguy cơ mắc phải hội chứng Reye

Lưu ý: tuyệt đối không dùng các phương pháp điều trị kiểu mê tín dị đoan, truyền miệng. Không đắp vôi lá cây lên vùng sưng của trẻ làm nóng, phỏng vùng sưng. Lúc này, vi trùng dễ xâm nhập và gây ra biến chứng viêm tuyến mang tai. Trẻ trong tình trạng này, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ bị tử vong. Những cách điều trị này chẳng những không thể chữa khỏi bệnh mà còn gây hại cho trẻ.

Các phương pháp ngăn ngừa bệnh quai bị 

ThS.BS Nguyễn Hiền Minh, Phó Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: “Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh quai bị là tiêm vắc xin phòng bệnh. Hầu hết mọi người đều có khả năng miễn dịch với quai bị nếu được tiêm phòng đầy đủ”. Vắc xin quai bị thường được tiêm dưới dạng tiêm kết hợp sởi-quai bị-rubella (MMR II).

Tất cả trẻ em và người lớn đều nên chủ động tiêm vắc xin MMR II để phòng ngừa sởi, quai bị, rubella. Tuy nhiên, vì là vắc xin sống giảm động lực nên vắc xin MMR II không được tiêm cho phụ nữ đã biết mình có thai. Trong trường hợp đã lỡ tiêm mới biết mình có thai, mẹ bầu nên thông báo với bác sĩ sản khoa để được tư vấn chăm sóc và theo dõi thai kỳ phù hợp. Việc đã lỡ tiêm MMR II trong thai kỳ không phải là yếu tố tiên quyết để chấm dứt thai kỳ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ

Bệnh quai bị là một bệnh tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại di chứng đáng tiếc. Tuy hiện nay, đa số trẻ đều đã được tiêm vac xin phòng bệnh từ nhỏ, nhưng bố mẹ không nên chủ quan. Một số trường hợp đã tiêm phòng nhưng vẫn mắc bệnh.

Để quá trình chữa trị diễn ra có hiệu quả, bệnh nhân và gia đình nên làm theo chỉ định và yêu cầu của bác sĩ. 

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Hãy đến phòng khám gần nhất để được tư vấn điều trị nếu có dấu hiệu nghi ngờ bạn nhé. 

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Pacificcross, Bệnh Nhiệt đới, Tổng hợp

Exit mobile version