Site icon Medplus.vn

Bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trước khi có vắc xin phòng bệnh, sởi từng là cơn ác mộng khiến 2,9 triệu người chết mỗi năm. Năm 2014, đại dịch sởi tấn công Việt Nam, bệnh nhi nằm tràn lan ở bệnh viện, thai phụ sinh non, trẻ tử vong vì sởi là nỗi ám ảnh kinh hoàng của hàng triệu người. Đến nay, sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

Vậy nguyên nhân và triệu chứng bệnh sởi là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi là gì?

Sởi hay còn gọi là rubeola hoặc morbilli là một bệnh do virus có thể lây lan nhanh chóng.

Sởi gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường khỏi bệnh mà không cần điều trị trong vòng 7 đến 10 ngày. Sau cơn sốt sởi, người bệnh có được miễn dịch trong suốt quãng đời còn lại. Rất hiếm có khả năng mắc bệnh sởi lần thứ hai.

Bệnh sởi lây truyền qua đường nào?

Bệnh sởi do vi-rút sởi gây ra và lây truyền qua đường hô hấp. Khi tiếp xúc  gần với bệnh nhân sởi ho, hắt hơi hoặc nhiễm dịch tiết mũi họng sẽ bị lây nhiễm bệnh sởi. Giai đoạn lây nhiễm khi tiếp xúc với bệnh nhân sởi từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.

Sởi lây lan rất nhanh và rất hay bùng phát thành dịch, đặc biệt ở trẻ em. Đây là một bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người sang người. Một người nhiễm sởi có thể lây bệnh sang 20 người khác tiếp xúc gần với bệnh nhân.

Sởi một bệnh do virus có thể lây lan nhanh chóng.

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em

Các triệu chứng sởi thường xuất hiện sau 7–14 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh (giai đoạn ủ bệnh). Sởi không chỉ có những nốt phát ban nhỏ ở trên da. Những dấu hiệu bệnh sởi thường được chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn ủ bệnh: 7-14 ngày

Giai đoạn này bắt đầu sau khi người bệnh nhiễm virus. Lúc này vẫn chưa có triệu chứng gì xuất hiện.

Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): Từ 3-4 ngày

Nội ban, hay còn gọi là đốm Koplik, xuất hiện vào ngày thứ hai. Chúng chính là dấu hiệu chỉ điểm của sởi. Hạt Koplik là những hạt nhỏ có màu trắng ngà, xung quanh viền đỏ, mọc nhiều trong khoang miệng. Hạt thường xuất hiện và biến mất nhanh trong vòng 12 đến 24 giờ.

Giai đoạn toàn phát: kéo dài 2–5 ngày

Sau khi hạt Koplik lặn đi, phát ban sẽ bùng phát. Ban đầu, tình trạng này chỉ là những đốm nhỏ màu đỏ. Ban sởi thường là ban dạng sần, nổi gồ lên trên bề mặt da.

Các nốt ban có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc thành từng cụm, khiến da trông loang lổ. Ban đầu, ban sởi nổi ở sau tai, trán rồi bắt đầu lan rộng khắp cơ thể, từ mặt, chân tóc cho đến cổ, tay, chân và bàn chân.

Giai đoạn phục hồi

Các nốt phát ban mờ dần theo thứ tự đã mọc, bong vảy và để lại vết thâm (vằn da hổ). Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh sẽ tự khỏi. Một số trường hợp phát sinh triệu chứng ho có thể kéo dài từ 1–2 tuần sau đó.

Triệu chứng bệnh sởi là gì?

Sởi thường được nhận biết thông qua sự bùng phát của các nốt ban. Các triệu chứng của sởi luôn bao gồm sốt và ít nhất một trong ba triệu chứng (ho, sổ mũi, viêm kết mạc).

Các triệu chứng sẽ xuất hiện khoảng 9 đến 11 ngày sau khi bị nhiễm bệnh ban đầu. Các triệu chứng có thể bao gồm:

Người mắc bệnh thường bị sốt, một số trường hợp có thân nhiệt lên đến 40,6 độ C. Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày, hạ sốt sau đó và tăng trở lại khi phát ban xuất hiện.

Sởi có nguy hiểm không? Một số biến chứng của bệnh sởi

Các biến chứng thường gặp ở sởi nếu không điều trị kịp thời bao gồm:

Cách phòng ngừa bệnh sởi

– Tiêm vắc-xin phòng ngừa sởi: Đây là biện pháp phòng ngừa sởi chủ động và hiệu quả nhất. Tổ chức Y tế thế giới cho biết, sau khi được tiêm vắc-xin và bệnh nhân sau mắc bệnh sẽ được miễn dịch sởi bền vững suốt đời.

– Phòng chống sởi lây qua đường hô hấp bằng cách đeo khẩu trang đến những nơi xuất hiện mầm bệnh, chỗ đông người khi có dịch và bệnh viện.

– Vệ sinh bàn tay bằng xà phòng hoặc thuốc sát trùng khi tiếp xúc với mầm bệnh.

– Vệ sinh môi trường sống. Giữ nhà cửa, nơi sinh hoạt sạch sẽ, thông thoáng.

– Uống nước đầy đủ. Tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày.

– Bổ sung vào khẩu phần ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin A.

– Nên vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng các loại dung dịch sát khuẩn và nước muối chuyên dụng.

Lưu ý cho người bị sởi các bạn nên biết

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Cần cách ly bao nhiêu ngày để tránh lây nhiễm sởi?

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh trong 7 ngày từ lúc phát ban, với trẻ em từ 4 – 5 ngày. Bệnh nhân sởi được điều trị trong bệnh viện cần cách ly hô hấp đến ngày thứ 4 sau khi phát ban. Chỉ nên tiếp xúc với bệnh nhân khi đã được tiêm phòng sởi. Nếu người nhà bị sởi, lập tức dẫn mọi người trong nhà đến bệnh viện để tiêm phòng ngay. Thêm vào đó, người chăm bệnh nhân sởi cần rửa tay sạch, làm vệ sinh cá nhân cẩn thận trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version