Site icon Medplus.vn

Bệnh suy giáp : Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh

suygiap - Medplus

Bệnh suy giáp là bệnh gì?

Bệnh suy giáp, hay còn gọi là nhược giáp, hoặc giảm chức năng tuyến giáp. Là một trong những bệnh nội tiết, gây rối loạn chức năng tuyến giáp. Khiến tuyến giáp không sản sinh đủ hormone như thyroxine, triiodothyonine (cần thiết cho quá trình kiểm soát, trao đổi chất trong cơ thể).

So sánh giữa một người bình thường và người suy giáp

Bệnh suy giáp ảnh hưởng thế nào đối với cơ thể

Nếu mắc phải bệnh suy giáp, cơ thể sẽ không thể cung cấp đủ lượng hocmone để cung cấp cho cơ thể. Ảnh hưởng xấu đến các cơ quan chức năng quan trọng như tim, hệ thần kinh và quá trình điều tiết nhiệt độ cơ thể.

Suy giáp có thể coi là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Nói như thế không có nghĩa là không có khả năng điều trị, nhưng điều trị rất dễ để lại biến chứng không thể phục hồi.

Suy giáp nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy giáp

Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, có 3 nguyên nhân chính gây ra tình trạng suy giáp :

Những yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh :

Phụ nữ đang mang thai và phụ nữ ngoài 60 rất dễ mắc phải bệnh suy giáp

Các phương pháp phòng bệnh suy giáp:

Bệnh nhân có anti-TPO tăng. Dù chưa có biểu hiện lâm sàng suy giáp. Cần theo dõi và xét nghiệm định kỳ hàng năm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Phụ nữ  trước khi chuẩn bị mang thai cần làm xét nghiệm tầm soát sớm bệnh suy giáp. Bởi vì 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi chưa hình thành tuyến giáp. Rất cần đến lượng hormone tuyến giáp lớn cho sự hình thành và phát triển hệ thần kinh. Nếu trong quá trình này mà thiếu hormone do mẹ bị suy giáp. Trẻ sinh ra dễ bị kém phát triển trí tuệ.

Những đứa trẻ là con của bà mẹ bị bệnh suy giáp. Cần được xét nghiệm lấy máu gót chân ngay những ngày đầu sau sinh để kiểm tra bệnh lý tuyến giáp

Xét nghiệm hormone giáp cần làm ở những cặp vợ chồng không có khả năg sinh con.

Điều trị bệnh lý suy giáp như thế nào?

Sử dụng các loại thuốc thay thế các loại hocmone mà cơ thể không thể tiết ra dưới sự chỉ định của bác sĩ, sử dụng mỗi ngày vì cơ thể cần cung cấp một lượng thuốc mới mỗi ngày. Bằng cách này, cơ thể sẽ được cung cấp một lượng hoocmone đủ để hoạt động bình thường.

Chế độ sinh hoạt chiếm một phần quan trọng trong quá trình điều trị suy giáp, ăn uống sinh hoạt hợp lý góp phần thúc đẩy quá trình sản sinh hoocmone cho cơ thể, tránh các trường hợp rối loạn nội tiết tố cơ thể

Bên cạnh đó bệnh nhân cần phải chú ý lịch hẹn tái khám, chú ý những biểu hiện “lạ” của cơ thể, cũng như những triệu chứng, tới ngay cơ sở y tế gần nhất khi có bất kỳ triệu chứng kỳ lạ nào.

Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị “dân gian” nào để thay thế, không được tự ý ngừng uống thuốc khi cảm thấy cơ thể mình khỏe lên, bởi vì bệnh suy giáp là căn bệnh cần phải được điều trị lâu dài

Xem thêm bài viết: 6 dấu hiệu cho thấy bạn mắc bệnh tim mạch

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

 

Exit mobile version