Site icon Medplus.vn

BỆNH TĂNG ĐỘNG Ở TRẺ LÀ GÌ ?

Đồng hành cùng Medplus tìm hiểu về tình trạng tăng động ở trẻ em bạn nhé!

Tăng động

1. Tăng động ở trẻ là gì ?

Tăng động hay còn được gọi là tăng động giảm chú ý (Attention Deficit/Hyperactivity Disorder- ADHD) là rối loạn thường gặp ở trẻ và đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.

Đặc tính nổi bật nhất của bệnh là trẻ thường gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh sự tập trung, khó kiểm soát những hành động thái quá, thường xuyên phấn khích, kích động,… Các rối loạn có thể gây hậu quả nặng nề đến học tập, làm việc và quan hệ xã hội của trẻ.

Đặc biệt, trong cuộc sống thời đại hiện ngày càng bận rộn, việc thiếu sự quan tâm từ các bậc cha mẹ đã khiến tình trạng bệnh của trẻ có xu hướng phức tạp và trầm trọng hơn.

Do đó, khi trẻ có những dấu hiệu bị tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến trẻ. Việc nhận biết và chẩn đoán bệnh sớm thông qua các dấu hiệu, kiên trì điều trị sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, sớm hòa nhập và làm chủ cuộc sống.

Tăng động

2. Nguyên nhân gây ra bệnh tăng động ở trẻ?

Hiện nay, nguyên nhân chính xác dẫn tới căn bệnh tăng động ở trẻ vẫn chưa được xác định chính xác và còn gây nhiều tranh cãi.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đồng cho rằng bệnh có thể do di truyền, do tai biến trong lúc sinh hoặc trẻ bị tiếp xúc với chất độc trong quá trình còn là bào thai.

3. Dấu hiệu nhận biết tăng động ở trẻ

Để xác định trẻ có bị tăng động hay không, hiện nay có hai nhóm biểu hiện đã được phân chia để giúp các phụ huynh có thể đối chiếu. Các tiêu chuẩn đối chiếu nằm trong hai nhóm này bao gồm:

Nhóm tiêu chuẩn 1

Trẻ xuất hiện tối thiểu 6 (nhiều nhất là 9) trong 9 dấu hiệu sau đây trong vòng 6 tháng liên tiếp:

Nhóm tiêu chuẩn 2

Xuất hiện và tồn tại ít nhất 6 biểu hiện tăng động và bồng bột sau trong vòng 6 tháng liên tiếp:

4. Cách chữa trị bệnh tăng động ở trẻ như thế nào ?

Tăng động

Tăng động nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, khả năng khỏi bệnh là rất cao. Theo các chuyên gia tại Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, điều trị chứng tăng động rất ít khi dùng tới thuốc bởi nguy cơ về tác dụng phụ còn cao hơn lợi ích mang lại. Thay vào đó, cha mẹ hãy kiên trì và dành nhiều thời gian giúp con sớm điều chỉnh hành vi.

Khi muốn con làm một việc gì đó, phụ huynh hãy hướng dẫn thật chi tiết, dễ hiểu theo từng bước và có thưởng phạt hợp lý. Cùng con học và tham gia các trò chơi vận động để tăng sự tập trung.

Chế độ ăn nên tăng cường trứng, sữa, thịt, cá sẽ tốt hơn những đồ ăn ngọt, thực phẩm chế biến sẵn.

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, nguyên nhân khiến trẻ tăng động giảm chú ý là do sự thiếu hụt của GABA – chất dẫn truyền thần kinh ức chế có vai trò quan trọng trong kiểm soát hành vi và duy trì sự tập trung.

Việc sử dụng những thảo dược có khả năng làm tăng nồng độ GABA nội sinh, kết hợp với tác dụng trấn kinh an thần, ổn định hệ dẫn truyền thần kinh như câu đằng, an tức hương là giải pháp giúp trẻ giảm hiếu động quá mức và tăng cường khả năng tập trung chú ý.

Kết quả nghiên cứu tại Nhật bản năm 2013 cũng cho thấy, các hoạt chất sinh học có trong câu đằng còn có vai trò như tiền chất dinh dưỡng, giúp bảo vệ não bộ trẻ.

Cha mẹ có thể tìm mua và sử dụng sản phẩm chứa các hoạt chất tự nhiên này để đạt hiệu quả cao trong trị bệnh, giúp con kiểm soát tốt hành vi, tránh làm ảnh hưởng đến học tập và sự nghiệp của trẻ sau này.

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về căn bệnh rối loạn tăng động ở trẻ , hy vọng bài đọc sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để nâng cao chất lượng cuộc sống hơn.

Tìm hiểu từ nguồn : wikipedia

Bên cạnh đó, medplus cũng giới thiệu với bạn đọc một số căn bệnh:

Exit mobile version