Bệnh than (nhiệt thán) là gì?
Bệnh than, hay còn gọi là bệnh nhiệt thán, là một bệnh truyền nhiễm hiếm gặp do bào tử hoặc vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra. Căn bệnh này chủ yếu ảnh hưởng trên gia súc và động vật hoang dã (lớp thú và chim) hay bị săn bắt. Bệnh lây nhiễm sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật bị bệnh.
Vi khuẩn Bacillus anthracis là vi khuẩn gram dương, thuộc họ Bacillaceae, giống Bacillus. Vi khuẩn bệnh than được phát hiện lần đầu vào năm 1848.
Con người bị lây nhiễm bệnh than chủ yếu thông qua các động vật mang vi khuẩn Bacillus anthracis. Vi khuẩn than gây bệnh nhiệt thán cho động vật, đặc biệt phổ biến ở các loài gia súc ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, cừu,…Những gia súc mắc bệnh nhiệt thán hầu hết sẽ bị chết. Nếu con người tiếp xúc hoặc ăn thịt gia súc mắc bệnh thì sẽ bị lây nhiễm bệnh. Tùy theo con đường lây nhiễm mà biểu hiện và tính chất bệnh sẽ khác nhau.
Nguyên nhân gây bệnh than
Đa số trường hợp mắc bệnh ở là do có tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hoặc sản phẩm từ chúng (bao gồm thịt, da…). Ở Hoa Kỳ, một vài người đã mắc phải bệnh than khi lấy da của động vật nhiễm bệnh để làm trống.
Bào tử vi khuẩn gây bệnh thường hiện trong môi trường đất tự nhiên ở mọi nơi trên thế giới. Các bào tử này có thể duy trì trạng thái không hoạt động trong nhiều năm cho đến khi chúng thâm nhập vào vật chủ. Các vật chủ phổ biến gồm động vật hoang dã hoặc gia súc như cừu, ngựa, trâu, bò, dê.
Các thể bệnh than
Có 3 thể bệnh than tương ứng với 3 con đường lây nhiễm chính.
Bệnh than nhiễm qua đường da
Bệnh than nhiễm qua da là thể bệnh phổ biến nhất (chiếm 94-95%), và cũng ít nguy hiểm nhất. Khi chúng ta tiếp xúc với động vật bị bệnh và các chất thải của chúng, hoặc trực tiếp làm thịt những động vật bị chết do bệnh than thì bào tử vi khuẩn than có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua những vết xước hoặc các vết thương hở trên da.
Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa
Có khoảng 0,5-0,7% bệnh nhân mắc phải gặp phải thể này. Nếu bạn ăn thịt sống hoặc chưa chín kỹ từ những gia súc mắc bệnh than thì nguy cơ lây nhiễm qua đường tiêu hóa là rất cao.
Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp
Đây chính là thể bệnh hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm nhất của bệnh than với tỷ lệ tử vong lên đến 90% nếu không được điều trị kịp thời.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh than
Các dấu hiệu và triệu chứng thể da bao gồm:
- Vết sưng nổi lên trên bề mặt da, gây ngứa, trông giống như vết côn trùng cắn nhưng phát triển nhanh chóng thành một nốt loét không gây đau có màu đen ở chính giữa.
- Xung quanh vết loét thường bị sưng phù (có thể từ nhẹ đến nặng) và nằm gần các tuyến bạch huyết.
- Thường hình thành một lớp vảy trên da, khô lại và tróc ra sau khoảng 2 tuần nhưng thời gian để hồi phục hoàn toàn thường lâu hơn.
Dấu hiệu và triệu chứng ở con đường tiêu hóa gồm có:
- Buồn nôn;
- Nôn mửa;
- Đau bụng;
- Đau đầu;
- Mất cảm giác ngon miệng;
- Sốt;
- Tiêu chảy nặng, ở giai đoạn sau có thể thấy máu khi đi tiêu;
- Đau họng và khó nuốt;
- Cổ bị sưng.
Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của bệnh than qua đường hô hấp gồm:
- Các triệu chứng giống cúm như đau họng, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, có thể kéo dài vài giờ hay vài ngày;
- Khó chịu ở ngực;
- Thở nông;
- Buồn nôn;
- Ho ra máu;
- Đau khi nuốt;
- Sốt cao;
- Khó thở;
- Sốc;
- Viêm màng não.
Bệnh than có nguy hiểm không?
Bệnh lây cho nhiều loài gia súc, có thể lây sang người nếu như tiếp xúc với động vật bệnh hoặc sản phẩm của động vật bệnh. Tỉ lệ chết rất cao ở ca người và động vật, khả năng vi khuẩn hình thành nha bào và tồn tại trong đất rất lâu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nên rất nguy hiểm.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh than (nhiệt thán)
Bệnh phát triển sau khi bạn tiếp xúc trực tiếp với bào tử vi khuẩn gây bệnh. Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng này gồm:
- Đi đến các vùng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh;
- Làm việc với vi khuẩn gây bệnh than trong phòng thí nghiệm;
- Xử lý da, lông, thịt đọng vật từ các vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao;
- Làm việc trong lĩnh vực thú ý, đặc biệt là có liên quan đến gia súc;
- Xử lý hoặc mặc quần áo làm từ động vật hoang dã bị săn bắt;
- Tiêm chích ma túy bất hợp pháp.
Điều trị bệnh than sao cho hiệu quả?
Dùng các loại kháng sinh như ciprofloxacin hoặc doxycycline. Loại kháng sinh hoặc sự kết hợp kháng sinh nào có hiệu quả sẽ tùy thuộc vào con đường nhiễm bệnh, tuổi tác, sức khỏe tổng thể và các yếu tố khác. Bác sĩ thường sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh với một loại thuốc khác truyền qua tĩnh mạch. Việc điều trị càng sớm sẽ mang lại hiệu quả càng cao.
Một số trường hợp bệnh được điều trị thành công nhờ phẫu thuật cắt bỏ mô nhiễm bệnh.
Cách phòng tránh bệnh than
- Nên tiến hành tiêm vắc-xin phòng bệnh cho súc vật nhằm giảm thiểu nguy cơ bùng phát bệnh.
- Hiện nay đã có vắc-xin phòng bệnh cho con người, tuy nhiên vắc-xin này có số lượng giới hạn và thường chỉ tiêm cho các quân nhân phục vụ chiến đấu hoặc những người có đặc thù nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với súc vật hay sản phẩm chứa nhiều vi khuẩn.
- Những động vật chết cần được tiêu hủy đúng cách, sau khi chôn sâu xác động vật nên rải bột vôi kín để tẩy uế và ngăn ngừa sự lan rộng của vi khuẩn.
- Không buôn bán và sử dụng da của những súc vật nhiễm bệnh than. Không ăn thịt khi nghi ngờ súc vật đó chết vì bệnh than.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, chăm sóc và lưu ý đến các vết xước hoặc vết thương hở trên da.
Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.
Các bài viết có thể bạn quan tâm:
- 9 triệu chứng của hạ huyết áp bạn nên biết và phòng tránh
- 7 thông tin bạn cần biết về bệnh gai đen
- 5 cách trị nám da được tin dùng nhiều nhất 2020
Nguồn: Tổng hợp