Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây bạn nhé.
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa Carbohydrate. Bệnh chủ yếu do tuyến tụy sản xuất thiếu hoặc bị giảm Hoocmon Insulin. Dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường (4,4 – 6,4mmol/l). Và gây ảnh hưởng đến có chức năng nhiệm vụ khác của cơ thể.
2. Có những loại tiểu đường nào?
Tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 là chứng rối loạn tự miễn bất thường. Trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài. Bệnh này đa phần xảy ra ở trẻ em và trẻ vị thành niên (dưới 20 tuổi). Ở thể bệnh này, các triệu chứng sẽ xuất hiện rất sớm, vì vậy có thể nhận biết được bệnh và tìm cách điều trị phù hợp.
Tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 là loại tiểu đường phổ biến nhất, thường gặp ở những người trên 40 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Số ca bệnh ở thể này chiếm khoảng 90 – 95 % tổng số bệnh nhân bị đái tháo đường. Bệnh không biểu hiện triệu chứng cơ năng nên khó phát hiện.
Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đuờng thai kỳ là bệnh lý thuờng gặp trong thời gian mang thai, thường phát sinh ở tuần thai thứ 24-28. Đái tháo đường thường không có triệu chứng rõ ràng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Mẹ cần thường xuyên tiến hành đo lượng đường huyết để kịp thời kiểm soát những tác hại của bệnh gây ra. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học.
3. Nguyên nhân của bệnh tiểu đường
Những nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường có thể kể đến như:
- Di truyền
- Do hệ thống tự miễn dịch: Tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch tấn công tế bào beta, làm mất hẳn hoặc suy giảm tính năng sản xuất insulin
- Môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virut, độc tố
- Béo phì, lười vận động
- Sỏi thận
- Ngủ không đủ giấc
- Bỏ bữa ăn sáng…
4. Dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Những triệu chứng cảnh báo bệnh tiểu đường, nếu xuất hiện bạn nên chủ động đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời.
- Khát nước và đi tiểu thường xuyên
- Đói dữ dội
- Giảm cân dù ăn nhiều
- Mờ mắt
- Lở loét hoặc nhiễm trùng thường xuyên
- Gặp nhiều vấn đề khi ngủ
- Tê bì, mất cảm giác ở chân
- Gặp các vấn đề về da
- Cơ thể uể oải, mệt mỏi
- Huyết áp tăng cao
5. Biến chứng của bệnh tiểu đường
Khi bạn bị bệnh tiểu đường, về lâu dài nếu không có chế độ dinh dưỡng cân bằng, tập luyện hợp lý và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ để kiểm soát hiệu quả căn bệnh này, bệnh đái tháo đường có thể làm giảm chất lượng cuộc sống hoặc gây ra những ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể như tim, thận, thần kinh, mắt…
Biến chứng của bệnh đái tháo đường xảy ra sớm hay muộn phụ thuộc vào type bệnh và quá trình điều trị, kiểm soát bệnh. Biến chứng của đái tháo đường được chia ra thành cấp tính và mãn tính.
Biến chứng cấp tính
- Hạ Glucose máu
- Tăng Glucose máu
- Nhiễm toan Ceton
- Nhiễm toan Acid Lactic
Biến chứng mãn tính
- Biến chứng về chuyển hóa
- Tổn thương các mạch máu nhỏ
- Bệnh lý thần kinh
- Bệnh lý cầu thận
- Bệnh lý bàn chân
- Tổn thương thần kinh
- Tổn thương mạch máu lớn
Một số biến chứng khác
- Ngoài da: Ngứa, mụn nhọt, lòng bàn tay bàn chân vàng, hoại tử mỡ da, viêm da, nấm da…
- Mắt: Đục thủy tinh thể, trợt loét giác mạc, Glocom do mạch tân tạo, xuất huyết thể kính, hội chứng Wolfram (đái tháo đường, teo thị giác, điếc, tiểu nhạt).
- Hô hấp: Viêm phổi, phế quản do bội nhiễm.
- Tiêu hóa: Rụng răng, viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng gan.
6. Cách điều trị bệnh tiểu đường
Những biện pháp khắc phục bệnh tiểu đường hiện nay là:
6.1. Phương pháp Y khoa
1. Liệu pháp Laser ánh sáng sinh học điều trị tiểu đường
Bệnh nhân sau điều trị có những cải thiện về sức khỏe và các triệu chứng bệnh cũng suy giảm. Đặc biệt, sau điều trị không có dấu hiệu tái bệnh hay tác dụng phụ nào.
2. Tế bào gốc để điều trị bệnh tiểu đường
Điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc mang lại những kết quả tốt. Bệnh nhân sau thời gian điều trị giảm thiểu hoặc mất hoàn toàn những triệu chứng bệnh. Sức khỏe bệnh nhân phục hồi và chất lượng cuộc sống tốt hơn trước nhiều.
3. Liệu pháp Ozone là chữa đái tháo đường
Ozone cải thiện việc cung cấp oxy đến các mô, dẫn đến cải thiện lưu thông và giúp giảm kháng insulin bằng cách điều chỉnh stress oxy hóa. Nó giúp kiểm soát lượng đường tốt hơn và kiểm soát nhiễm trùng tốt hơn.
6.2. Thực hiện lối sống khoa học
Thay đổi lối sống là một trong những cách điều trị tiểu đường hiệu quả. Ăn một chế độ ăn dinh dưỡng và thực hiện lối sống lành mạnh giúp phát triển sức khỏe tổng thể, bảo vệ có thể trước mọi tác nhân có hại.
Gợi ý về lối sống lành mạnh cho mọi người:
1. Ăn một chế độ ăn nhiều thực phẩm tươi, bổ dưỡng như:
- Ngũ cốc nguyên hạt,
- Trái cây, rau,
- Thịt nạc,
- Sữa ít béo
- Các nguồn chất béo lành mạnh, chẳng hạn như các loại hạt.
2. Tránh thực phẩm nhiều đường như:
- Nước ngọt có đường,
- Đồ chiên
- Món tráng miệng nhiều đường như bánh ngọt
3. Hạn chế uống quá nhiều rượu hoặc giữ mức uống ít hơn một ly mỗi ngày đối với phụ nữ hoặc hai ly mỗi ngày đối với nam giới.
4. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày vào ít nhất 5 ngày trong tuần, như:
- Đi bộ,
- Thể dục nhịp điệu,
- Đi xe đạp,
- Bơi lội…
7. Kết luận
Bệnh tiểu đường có liên quan đến nhiều cơ quan. Để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, bạn hãy nắm thật kỹ những thông tin liên quan đến bệnh tiểu đường mà Medplus vừa chia sẻ nhé. Đặc biệt, nếu có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh đái tháo đường hoặc bệnh lý nào khác, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được giúp đỡ bạn nhé.
Nguồn tài liệu: