Site icon Medplus.vn

Bệnh trầm cảm ở trẻ: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng, điều trị

Sức khỏe tâm thần - cách điều trị hiệu quả

Sức khỏe tâm thần - cách điều trị hiệu quả

Một đứa trẻ có vẻ buồn không nhất thiết chúng bị trầm cảm. Nếu nỗi buồn cản trở các hoạt động xã hội, sở thích, học tập hoặc cuộc sống gia đình, điều đó có thể cho thấy chúng mắc bệnh trầm cảm. Bạn hãy nhớ mặc dù trầm cảm là một căn bệnh nghiêm trọng. Nhưng nó cũng là một căn bệnh có thể điều trị được. Bài Bệnh trầm cảm ở trẻ: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng, điều trị trình bày vấn đề này.

Bệnh trầm cảm ở trẻ: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng, điều trị

1. Cách để biết con bạn có bị trầm cảm hay không?

Việc phân biệt bệnh gặp khó khăn

Các triệu chứng trầm cảm ở mỗi đứa trẻ khác nhau. Nó thường không được chẩn đoán và không được điều trị. Vì chúng diễn ra có phần giống những thay đổi bình thường về cảm xúc và tâm lý. Các nghiên cứu y học ban đầu nghiên cứu chứng trầm cảm “che giấu”. Tâm trạng chán nản của trẻ được thể hiện thông qua hành động quá khích hoặc hành vi tức giận. Bệnh trầm cảm ở trẻ thường đến cùng các biểu hiện buồn bã. Ngoài ra cảm giác vô vọng và thay đổi tâm trạng cũng có thể được ghi nhận.

Bệnh trầm cảm ở trẻ có các dấu hiệu – triệu chứng

  1. Khó chịu hoặc tức giận
  2. Liên tục cảm thấy buồn và tuyệt vọng
  3. Xa lánh xã hội
  4. Vô cùng khó chịu nếu bị từ chối
  5. Thay đổi nhu cầu ăn uống – ăn ít hoặc nhiều hơn
  6. Thay đổi giấc ngủ – mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  7. La hét hoặc khóc to
  8. Khó tập trung
  9. Mệt mỏi hoặc suy nhược cơ thể
  10. Cảm thấy đau bụng, đau đầu, không đáp ứng điều trị
  11. Giảm khả năng tương tác trong các sự kiện và hoạt động ở nhà hoặc với bạn bè,…
  12. Cảm thấy vô dụng hoặc tội lỗi
  13. Nghĩ đến cái chết hoặc tự tử

Lưu ý

Không phải, bệnh trầm cảm ở trẻ em đều bao gồm tất cả các triệu chứng này. Trên thực tế, hầu hết chúng có các triệu chứng khác nhau tại các thời điểm khác nhau và trong các hoàn cảnh khác nhau. Mặc dù một số trẻ có thể tiếp tục hoạt động tốt trong môi trường có kỉ luật. Nhưng hầu hết trẻ bị trầm cảm nặng có những thay đổi đáng kể trong các hoạt động xã hội, mất hứng thú đến trường và kết quả học tập kém hoặc thay đổi ngoại hình. Trẻ em cũng có thể bắt đầu sử dụng ma túy hoặc rượu, đặc biệt nếu chúng trên 12 tuổi.

Mặc dù tương đối hiếm ở thanh thiếu niên dưới 12 tuổi, trẻ có ý định tự tử. Và có thể bốc đồng khi chúng đang buồn hoặc tức giận. Trẻ gái và trẻ trai có nhiều khả năng tự tử hơn. Những đứa trẻ sống trong gia đình bạo lực, lạm dụng rượu hoặc lạm dụng tình dục có nguy cơ tự tử cao hơn và có các triệu chứng trầm cảm nặng hơn.

2. Nhóm tuổi nào ở trẻ dễ bị trầm cảm?

Có tới 3% trẻ em và 8% thanh thiếu niên ở Mỹ bị trầm cảm. Bệnh trầm cảm phổ biến hơn đáng kể ở trẻ trai dưới 10 tuổi. Nhưng đến 16 tuổi, trẻ gái có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao hơn.

Rối loạn lưỡng cực phổ biến ở thanh thiếu niên hơn. Tuy nhiên, rối loạn lưỡng cực ở trẻ có thể nghiêm trọng hơn. Nó cũng có thể xảy đến cùng các chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) hoặc rối loạn hành vi (CD).

3. Nguyên nhân nào gây bệnh trầm cảm ở trẻ?

Cũng như ở người lớn, trẻ có thể bị trầm cảm do bất kỳ các yếu tố liên quan đến sức khỏe thể chất, các sự kiện trong đời, tiền sử gia đình, môi trường, tính dễ bị tổn thương và rối loạn sinh hóa. Trầm cảm không phải cảm xúc thoáng qua. Nó cũng không tự khỏi nếu không được điều trị thích hợp.

4. Cách ngăn ngừa bệnh trầm cảm

Trẻ có tiền sử gia đình bị trầm cảm có nhiều nguy cơ hơn. Trẻ có cha mẹ bị trầm cảm có xu hướng phát triển bệnh ngay trong giai đoạn đầu tiên. Trẻ sống trong các gia đình không hạnh phúc, hoặc lạm dụng các chất gây nghiện như rượu và ma túy, cũng có nguy cơ trầm cảm cao hơn. Vì vậy chúng cần được bảo vệ khỏi các môi trường xấu và cần được nuôi dạy khoa học.

Bệnh trầm cảm ở trẻ – Đừng có xem thường

5. Cách chẩn đoán bệnh trầm cảm ở trẻ

Nếu các triệu chứng trầm cảm ở con bạn đã kéo dài ít nhất hai tuần, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ. Việc điều trị sớm có thể giúp con bạn ổn định tâm lý và hòa nhập xã hội tốt hơn. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em. Bạn hãy nhớ rằng bác sĩ có thể yêu cầu được gặp riêng con bạn.

Việc đánh giá sức khỏe tâm thần nên bao gồm các cuộc phỏng vấn (cha mẹ hoặc người giám hộ và con trẻ) và bất kỳ kiểm tra tâm lý bổ sung nào cần thiết. Thông tin từ giáo viên, bạn bè và bạn cùng lớp có thể hữu ích để cho thấy rằng những triệu chứng này xảy đến nhất quán và có thay đổi hành vi rõ rệt trước đó.

Không có xét nghiệm cụ thể nào – y tế hoặc tâm lý – có thể khẳng định bệnh trầm cảm. Nhưng các công cụ như bảng hỏi (cho cả trẻ và cha mẹ) kết hợp thông tin cá nhân, có thể rất hữu ích trong việc giúp chẩn đoán bệnh trầm cảm ở trẻ. Đôi khi những buổi trị liệu và bảng hỏi đó có thể phát hiện những mối quan tâm khác góp phần gây trầm cảm như ADHD, rối loạn hành vi và OCD.

Một số bác sĩ nhi khoa bắt đầu sử dụng hồ sơ sức khỏe tâm thần của đứa trẻ năm 11 tuổi và mỗi năm sau đó.

6. Các tùy chọn điều trị

Các lựa chọn điều trị cho trẻ em bị trầm cảm cũng tương tự như cho người lớn, bao gồm liệu pháp tâm lý (tư vấn) và thuốc. Bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp tâm lý trước, và xem xét thuốc chống trầm cảm như một lựa chọn bổ sung nếu không có cải thiện đáng kể. Các nghiên cứu tốt nhất cho đến nay chỉ ra việc kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và thuốc là hiệu quả nhất để điều trị trầm cảm.

7. Việc điều trị cho trẻ bị rối loạn lưỡng cực

Trẻ bị rối loạn lưỡng cực thường được điều trị bằng liệu pháp tâm lý và kết hợp nhiều loại thuốc chống trầm cảm và thuốc ổn định tâm trạng.

Thuốc chống trầm cảm cần được sử dụng một cách thận trọng. Vì chúng có thể dẫn đến các cơn hiếu động ở trẻ bị rối loạn lưỡng cực. Việc quản lý thuốc của trẻ phải là một phần của kế hoạch chăm sóc tổng thể bao gồm liệu pháp tâm lý và các cuộc hẹn chăm sóc định kỳ.

FDA cảnh báo rằng thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ tự sát ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên bị trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác. Nếu bạn có câu hỏi hoặc thắc mắc, hãy thảo luận cùng nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, nếu con bạn đang sử dụng những loại thuốc này. Điều quan trọng bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ và chuyên gia trị liệu định kì.

8. Bệnh trầm cảm ở trẻ – Cách điều trị hứa hẹn

Các nghiên cứu đã phát hiện cơn trầm cảm lần đầu ở trẻ xảy ra sớm hơn trước đây. Giống như ở người lớn, trầm cảm có thể xảy ra lần nữa sau này trong cuộc đời. Bệnh trầm cảm thường xuất hiện cùng các bệnh thể chất khác. Và bởi các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm cảm có thể dẫn đến bệnh tâm thần nghiêm trọng hơn sau này. Việc chẩn đoán, điều trị sớm và theo dõi chặt chẽ rất quan trọng.

Là cha mẹ, đôi khi bạn dễ dàng phủ nhận con bạn bị trầm cảm. Bạn có thể ngừng gặp một chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần. Vì họ kì thị con bạn. Với tư cách là cha mẹ – bạn phải hiểu bệnh trầm cảm và nhận thấy tầm quan trọng của việc điều trị. Điều quan trọng bạn hãy học cách giáo dục con cái trong tương lai để giúp chúng vượt qua thời kỳ thiếu niên và trưởng thành.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Web MD

Exit mobile version