Bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ thường biểu hiện ở tình trạng trẻ hay khóc, cáu gắt bất thường cùng nhiều biểu hiện dễ nhận thấy khác mà nguyên nhân chính có thể xuất phát từ cách dạy chưa đúng đắn của cha mẹ hoặc chịu cảnh xa mẹ vắng mẹ trong thời gian dài cũng dễ khiến bé rơi vào trạng thái này. Hiện nay, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa căn bệnh tự kỷ với bệnh trầm cảm là một, thế nên mẹ cần có sự phân biệt rạch ròi của hai loại bệnh này để có biện pháp can thiệp hỗ trợ đúng đắn nhất cho bé yêu nhà mình.
Nguyên nhân của bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ, nhưng sau đây là một số nguyên nhân chính:
- Chất lượng quan hệ trong gia đình giảm. Lúc này trẻ sẽ hụt hẫng và có xu hướng nghĩ là do lỗi của mình. Ví dụ như cha mẹ ly dị trẻ sẽ nghĩ là vì mình mà cha mẹ ly dị, “Tại sao mẹ (cha) lại sống với em mà không sống với mình?”, “Mẹ vì mình nên phải ly dị với cha!”. Ngoài ra, khi cha mẹ ly thân trẻ sẽ sống với một trong hai người do đó thiếu vắng tình cảm của gia đình, dẫn đến hụt hẫng tinh thần ở trẻ.
- Trong gia đình có người thân mất hay thú cưng chết, và trẻ luôn cảm thấy lo lắng và cho rằng mình có lỗi.
- Trẻ bị bạn bè bắt nạt nhưng không thể nói với ai, cha mẹ không quam tâm hỏi han càng khiến cho trẻ có cảm giác bị bỏ rơi và thường hay sợ đám đông.
- Áp lực học tập: Cha mẹ nào cũng muốn con mình học giỏi, thông minh nên đặt cho bé mục tiêu học tập quá cao, bắt trẻ học nhiều, khi trẻ không đạt được kết quả tốt như điểm kém thì cha mẹ tỏ thái độ không hài lòng, tức giận, có khi phạt trẻ. Áp lực còn ở trong trường học, ví dụ giáo viên yêu cầu bé tả cây cau; nhưng trong khi bé ở thành phố nên không thể biết cây cau thế nào để làm bài, từ đó dễ dẫn đến căng thẳng từ việc học.
- Thất bại trong học tập hay thi cử mặc dù trước đó trẻ học rất giỏi.
- Thay đổi môi trường sống đột ngột: Bố mẹ chuyển nhà hay chuyển trường nhưng không cho bé biết. Trong trường hợp này bé sẽ cho rằng do mình học dở không bằng chị (em) bạn bè nên mới bị chuyển trường. Đồng thời, với việc lạ chỗ ở trẻ rất sợ khi ngủ.
- Đa phần thì cha mẹ tự quyết định và áp đặt cho trẻ, không hỏi xem thái độ, ý kiến là bé có đồng ý, có muốn đi hay không. Bé thấy mình không có quyền quyết định, ba mẹ không tôn trọng mình.
- Tiền căn bệnh của gia đình: Cha hay mẹ hoặc trong gia đình có người từng bị trầm cảm, đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ dễ bị ảnh hưởng theo.
Biểu hiện của bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ
Theo nghiên cứu, sau đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có khả năng mắc bệnh trầm cảm:
- Trẻ hay khóc, nhất là khóc đêm và rối loạn trong giấc ngủ, giật mình nhiều lần.
- Trẻ thay đổi thói quen bú mẹ: Bình thường là đến giờ đó bé đòi bú nhưng mấy bữa nay bé có dấu hiệu bỏ bú hay bú rất ít.
- Chậm phát triển về nhận thức và hoạt động: Thường hơn 1 tuổi bé sẽ biết nói, bò được nhưng nếu đến 2, 3 tuổi mà bé vẫn chưa có biểu hiện nào hết, đó cũng là một trong những biểu hiện của bệnh trầm cảm.
- Sự tập trung chú ý và trí nhớ của trẻ kém: Một số trẻ sớm biểu hiện tâm trạng qua việc chúng hay quên những việc cần phải làm hay một nhiệm vụ nào đó. Cũng có thể chúng tỏ ra lơ đãng, chẳng còn quan tâm tới vấn đề gì.
- Trẻ hay cáu gắt bất thường: Trẻ dễ gắt gỏng, lúc nào cũng quàu quạu, và chúng thường che đậy nỗi chán chường với người lớn. Chẳng hạn như thay vì nói với bạn là trẻ cảm thấy buồn, trẻ có thể bỏ đi hoặc nói những lời nhấm nhẳng với bạn, hay trước đây chúng rất dạn dĩ thì nay bỗng hay lo âu, sợ sệt hoặc ngại ngần.
Cách điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ
Điều trị trầm cảm cho trẻ đòi hỏi rất nhiều thời gian, nỗ lực và sự kiên trì của cha mẹ. Hãy làm mọi thứ vì con nhé:
- Điều chỉnh mối quan hệ gia đình: Cha mẹ nên quan tâm, trò chuyện với trẻ nhiều hơn. Lắng nghe con nói, chú ý những thay đổi bất thường của trẻ để phát hiện kịp thời.
- Đưa con tham gia các hoạt động bên ngoài: Những hoạt động vui chơi giải trí sẽ giúp giảm bớt căng thẳng rất nhiều, nhất là những hoạt động ngoài trời khi cả nhà cùng tham gia.
- Tạo cho trẻ có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đủ vitamin: Dinh dưỡng đầy đủ sẽ khiến trẻ tập trung học, tinh thần hưng phấn hơn.
- Không tạo cho trẻ nhiều áp lực: Cha mẹ hãy dẫn bé đi chơi, xem phim, đi nhà sách, thảo cầm viên vào ngày cuối tuần. Đồng thời cha mẹ cũng phải đồng cảm, động viên khi bé học tập không tốt.
- Không đánh trẻ khi chúng phạm sai lầm, cũng không nên hỏi dồn, bắt buộc trẻ phải trả lời ngay.
- Đừng bỏ rơi trẻ khi trẻ không chịu chia sẻ: Thông thường, khi thấy con có vấn đề các bậc cha mẹ sẽ hỏi trẻ. Nhưng nếu trẻ không chịu nói thì cha mẹ cũng cho qua, không hỏi han, quan sát gì nữa. Hãy cố gắng hỏi đến khi trẻ chịu chia sẻ thì mới mong lần sau trẻ tiếp tục chia sẻ nỗi lo với cha mẹ.
- Chú ý đến mối quan hệ ở trường của trẻ (với thầy cô và bạn bè). Có một số trường hợp trẻ rất sợ cô giáo, không muốn đi học nhưng cha mẹ lại phớt lờ việc này, và cho rằng rồi mọi việc sẽ đâu vào đấy. Xin đừng thờ ơ với điều này, hãy tìm hiểu để giải quyết vấn đề!
- Tạo cho con những thói quen tốt trong đời sống hàng ngày như đi ngủ đúng giờ, thích chơi thể thao, thích ca hát nhảy múa.
- Một phần quan trọng không kém nằm ngay trong chính bản thân các bậc phụ huynh: Cha mẹ nên tạo cho mình một tâm hồn thoải mái, khỏe mạnh để giáo dục trẻ một cách hợp lí nhất.
- Ngoài ra, việc trị liệu bằng thuốc là cách phổ biến nhưng cách này không khuyến khích áp dụng cho trẻ nhỏ bởi lâu dài không tốt có sức khỏe.
Đừng nhầm lẫn giữa trầm cảm và tự kỷ!
- Nhiều người vẫn vô hình chung coi trầm cảm và tự kỉ cùng là một loại bệnh, điều này sẽ gây khó khăn trong việc phát hiện và chữa trị bệnh.
- Xã hội ngày càng hiện đại và phát triển đem đến cho con người ngày càng nhiều sự tiện nghi nhưng kèm theo đó kéo theo là muôn vàn áp lực trong cuộc sống của cho mỗi con người tăng cao. Phải đối mặt với sự cạnh tranh trong học tập, công việc, sự đòi hỏi của vật chất, phải chạy đua với thời gian…khiến con người dễ mắc bệnh trầm cảm hơn.
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình 850.000 mạng người. Dự tính đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh phổ biến thứ hai toàn cầu với khoảng 121 triệu người mắc bệnh.
- Tự kỉ và trầm cảm đều là chứng bệnh sợ hãi quá độ, ảnh hưởng đến hành vi, suy nghĩ và giao tiếp của con người. Bệnh nhân mắc chứng bệnh này thường ngại giao tiếp, ngại tụ tập những nơi đông người, có xu hướng thích một mình. Nguyên nhân thường do gen di truyền hay do môi trường tác động.
Tự kỷ
- Bệnh Tự Kỷ (Autism) còn được gọi là các Chứng Rối Loạn Phổ Tự Kỷ hoặc Các Chứng Rối Loạn Sự Phát Triển Toàn Thân.
- Bệnh tự kỷ thường xuất hiện ở độ tuổi từ 3-10 tuổi, liên quan đến sự rối loạn về nhận thức và hành vi thần kinh. Bệnh thể hiện qua sự sút kém trong khả năng hoà nhập xã hội, sút kém trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ cũng như phi ngôn ngữ.
Những biểu hiện chủ yếu của hội chứng này:
- Sống khép kín, trầm lặng, lãnh đạm hoặc thờ ơ với việc thiết lập quan hệ xã hội.
- Không đáp ứng khi được gọi tên
- Không giao tiếp bằng mắt với người khác
- Khó khăn khi nói chuyện với người khác
- Có các hành vi hoặc cử động lặp đi lặp lại, chẳng hạn đu đưa, xoay mình hoặc tự làm tổn tương mình. Chỉ thích 1 hay vài trò chơi.
- Không quan tâm đến hoặc ác cảm với các hoạt động thể chất
- Chậm nói và phát triển từ
- Không biết cách chơi với các trẻ khác.
Trầm cảm
Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần hay gặp nhất trong các dạng rối loạn tâm thần. Thời đại bùng nổ thông tin, do áp lực học tập lớn nên bệnh gặp khá nhiều ở lứa tuổi học sinh, sinh viên.
Triệu chứng rất đa dạng và phong phú như:
- Mất ngủ: Là triệu chứng hay gặp nhất. Bệnh nhân có thể mất ngủ đầu giấc (khó vào giấc ngủ), giữa giấc (đang ngủ tỉnh dậy, sau đó rất khó ngủ lại) và cuối giấc (thức giấc sớm, không ngủ lại được).
- Mệt mỏi: Bệnh nhân thường cảm thấy rất mệt mỏi, uể oải, đặc biệt là về buổi sáng. Buổi chiều cảm giác mệt mỏi có giảm đi nhưng vẫn còn rất rõ rệt. Chính mệt mỏi là nguyên nhân gây giảm sút khả năng học tập ở bệnh nhân.
- Chán ăn: Ăn mất ngon, vì vậy bệnh nhân ăn ít, từ đó dẫn đến gầy sút, bệnh nhân không muốn ăn, không có cảm giác thèm ăn.
- Cảm giác buồn rầu, hoặc bực bội, khó chịu: Bệnh nhân luôn có hành vi cáu gắt với mọi người vì những lý do không đâu.
- Ý nghĩ chán nản, buông xuôi: Bệnh nhân chán mọi thứ, cho mình là vô dụng, vì vậy muốn buông xuôi mọi việc. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của bệnh nhân. Nhiều gia đình than phiền rằng bệnh nhân chán nản, muốn bỏ học không lý do, mặc dù trước đó bệnh nhân là một sinh viên rất chăm chỉ, học giỏi.
- Cảm giác bứt rứt, buồn nôn, lo lắng vô cớ
- Thường xuyên có các rối loạn: như đau đầu, đau bụng, đau ngực, đánh trống ngực, đau cơ, ra nhiều mồ hôi
- Bệnh nhân có ý định muốn chết hoặc có hành vi tự sát.
Trẻ trầm cảm nếu trở nặng cũng sẽ dể dàng dẫn tới bệnh tự kỷ, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, vậy nên cha mẹ cần sớm phát hiện, phân biệt giữa hai loại bệnh này để tìm hướng khắc phục sớm nhất có thể nhé.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily