Site icon Medplus.vn

BỆNH TRĨ: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

nguyen nhan va cach dieu tri benh tri - Medplus

Bệnh trĩ (lòi dom) là bệnh lý trực tràng hậu môn phổ biến ở người trưởng thành và người cao tuổi. Bệnh thường xảy ra do táo bón, tiêu chảy kéo dài, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ. Hoặc do ảnh hưởng của các giai đoạn sinh lý như mang thai, sinh nở, hành kinh,… Bệnh lý này ít khi đe dọa đến tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất lao động, học tập và tâm sinh lý. Vậy phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ như thế nào cùng Songkhoe.medplus.vn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ lòi dom là bệnh gì?

Bệnh trĩ là một bệnh lý liên quan đến biến đổi cấu trúc bình thường của ống hậu môn. Lòi dom là do tăng áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng, các tĩnh mạch do chịu chèn ép từ bên trong có khả năng xung huyết, chảy máu, có khi bị sa ra ngoài. Dựa vào vị trí phát sinh búi trĩ ở phía trên hay phía dưới ranh giới đường lược ở hậu môn, bệnh trĩ được chia ra các loại trĩ nội và trĩ ngoại.

Nguyên nhân dẫn đến lòi dom?

Các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lòi trĩ

Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn của bạn có xu hướng kéo dài dưới áp lực và có thể phình ra hoặc sưng lên. Bệnh trĩ có thể phát triển do tăng áp lực ở trực tràng do:

Các triệu chứng của bệnh trĩ là gì?

Nhìn chung, các triệu chứng lòi dom phổ biến có thể kể đến như:

Bên cạnh các triệu chứng trên, bệnh trĩ còn biểu hiện với một số triệu chứng thực thể như:

Triệu chứng thực thể của bệnh trĩ còn phụ thuộc vào giai đoạn phát triển và biến chứng. Vì vậy ở một số trường hợp, bạn có thể nhận thấy một số biểu hiện nặng nề hơn.

Nguy cơ dễ mắc bệnh trĩ?

Bên cạnh các nguyên nhân chính được đề cập như trên, nguy cơ mắc bệnh trĩ của một người còn có thể tăng lên bởi một số yếu tố sau:

Chẩn đoán bệnh trĩ như thế nào

Các triệu chứng của bệnh trĩ có thể bị nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa dưới và ung thư trực tràng. Hơn nữa, bệnh trĩ cũng có thể biểu hiện của một số bệnh lý hệ thống. Vì vậy trước khi can thiệp điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán sau:

Hầu hết các trường hợp bị trĩ đều có biểu hiện thực thể và triệu chứng cơ năng điển hình. Vì vậy phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất là thăm khám lâm sàng và nội soi trực tràng – hậu môn.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Kiểm soát tại nhà

Mặt khác, không ít người bệnh chọn dùng thuốc bôi tại chỗ để xoa dịu cảm giác đau ngứa. Tuy nhiên, hầu hết các biện pháp tại nhà chỉ cung cấp cứu trợ tạm thời.

Xem thêm bài viết: Top 4 thuốc trị bệnh trĩ hiệu quả nhất 2020.

Cần hỗ trợ của y tế

Điều trị bệnh trĩ bằng cách tiêm búi trĩ

Trong trường hợp bệnh phát triển đến giai đoạn nghiêm trọng, bạn sẽ cần làm phẫu thuật để giảm kích thước hoặc loại bỏ búi trĩ hoàn toàn. Gồm những thủ thuật sau:

Một số cách phòng ngừa bệnh trĩ mà bạn nên biết

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân mềm, để chúng dễ dàng đi qua lỗ hậu môn. Để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng trĩ, hãy làm theo các phương pháp sau:

  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,…. Hoặc bổ sung chất xơ. Khuyến cáo 25 gram/ngày đối với phụ nữ và 38 gram/ngày đối với nam giới trong chế độ ăn uống.
  • Uống nhiều nước. Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải bia rượu).
  • Không rặn mạnh khi đi cầu. Vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
  • Tập đi đại tiện theo giờ và hạn chế thói quen nhịn đi tiêu.
  • Tập thể dục. Duy trì vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu. Tập thể dục cũng có thể giúp giảm cân.
  • Tránh ngồi lâu. Ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.
Ăn nhiều chất xơ để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn bị chảy máu khi đi tiêu hoặc bạn bị bệnh không cải thiện sau một tuần chăm sóc tại nhà, hãy đến tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám. Ngoài ra nếu bạn bị chảy máu trực tràng, chóng mặt, chóng mặt hoặc ngất xỉu hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Một số phòng khám bệnh trĩ uy tín:

Các bài viết tham khảo: Mayoclinic.org, Healthline.com, Hellobacsi.com, Vinmec.com

Exit mobile version