Site icon Medplus.vn

Phòng ngừa và điều trị các triệu chứng bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh

Bệnh uốn ván sơ sinh (uốn ván rốn) là gì?

Uốn ván sơ sinh là một bệnh nặng, thường xảy ra ở thời kỳ sơ sinh do thần kinh trung ương bị nhiễm độc tố trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Bệnh có thể dẫn đến tử vong, vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng bệnh cần phải được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân của bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân của bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh thường là do dụng cục cắt rốn hoặc bàn tay người đỡ đẻ chưa được vô khuẩn nên vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường rốn. Vì vậy, bệnh còn gọi là uống ván rốn.

Phòng ngừa và điều trị các triệu chứng bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng của bệnh uốn ván sơ sinh

Thời kì ủ bệnh

Sau khi được sinh ra, trẻ sơ sinh có một khoản thời gian hoàn toàn bình thường. Đó chính là thời kì ủ bệnh. Thời kì này kéo dài từ 3 – 7 ngày hoặc có thể là lâu hơn. Thời kỳ ủ bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng. Trong thời kỳ này, các triệu chứng của bệnh còn chưa biểu hiện rõ ràng và khó nhận biết nếu không được kiểm tra sức khỏe.

Các triệu chứng ở thời kì phát bệnh

Uốn ván sơ sinh có những triệu chứng ở thời kì phát bệnh như sau:

Các triệu chứng của uốn ván sơ sinh ở thời kỳ lui bệnh

Cách dự phòng và điều trị bệnh

Điều trị

  1. Huyết thanh chống uốn ván: Tiêm huyết thanh chống uốn ván ngay khi mới phát hiện để trung hòa độc tố uốn ván đang lưu hành trong máu. Kể cả khi trẻ đã lên cơn co giật cũng nên cho dùng huyết thanh chống uốn ván.
  2. Kháng sinh: Dùng Penicillin để tiêm khi phát hiện bệnh. Tuy nhiên khi có biến chứng viên phổi thì phải dùng penicillin liều cao hơn. Ngoài ra còn có các kháng sinh khác hỗ trợ trong việc điều trị uốn ván sơ sinh như: Gentamycin, Bactrin, Cloroxit.
  3. Thuốc an thần: Việc dùng thuốc an thần cần xác định các nguy cơ khác của bệnh nếu bệnh nhân có các dấu hiệu khác.
  4. Chế độ ăn:
    – Dùng sữa mẹ nhỏ giọt dạ dày khi trẻ còn giật 7-8 lần/ ngày. Sau mỗi lần ăn phải thay chai và dây nhỏ giọt.
    – Ăn bằng ống thông khi trẻ còn tăng trương lực cơ
    – Có thể dùng thìa để bón khi trẻ đã há được miệng nhưng còn hạn chế và khóc còn nhỏ
    – Khi trẻ đã khóc to và há được miệng to thì mới được cho bú mẹ
  5. Tư thế: Cho trẻ nằm nghiêng, thay đổi tư thế 3-4 lần/ngày
  6. Nằm buồng tối: Tránh tiếng động mạnh, tránh ồn ào, tránh động chạm vào người bệnh nhân khi không cần thiết.

Dự phòng bệnh

Để phòng ngừa các triệu chứng của bệnh uốn ván sơ sinh, cần lưu ý các điều sau:

Xem thêm các thông tin:

Bệnh ở trẻ sơ sinh:

Bệnh người lớn và trẻ em:

Danh sách phòng khám ngoài giờ và bác sĩ uy tín

Exit mobile version