Bệnh van tim được ví như những cánh cửa đóng và mở nhịp nhàng theo từng nhịp co bóp của tim, cho phép máu chảy qua các buồng tim theo một chiều nhất định. Từ đó máu được phân phối đến khắp các cơ quan trong cơ thể. Cứ mỗi giờ trôi qua lại có > 300 lít máu được tim bơm đi nuôi cơ thể. Vì thế, bệnh van tim, cho dù nhẹ hay nặng, đều có thể ảnh hưởng tới chức năng bơm máu của tim, đôi khi gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Vậy nguyên nhân và dấu hiệu bệnh van tim là gì? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
Sơ lược về bệnh van tim
Bệnh van tim là tên gọi chung của các tổn thương xảy ra tại van, có thể là hở, hẹp hoặc teo van. Khi đó, tim phải co bóp nhiều hơn mới bù đắp được lượng máu bị trào ngược do việc rò rỉ van gây ra.
Van tim bên phải (van 3 lá, van động mạch phổi) ít bị bệnh hơn van tim bên trái (van 2 lá, van động mạch chủ). Do các van này kiểm soát dòng máu ra vào tim ở vòng tuần hoàn nhỏ (từ tim lên phổi) nên chịu áp lực ít hơn.
Bình thường các van tim đóng và mở nhịp nhàng theo từng nhịp co bóp của tim, giúp máu chảy qua các buồng tim theo một chiều nhất định. Từ đó máu được phân phối đến khắp các cơ quan trong cơ thể và không mắc kẹt lại ở trong tim (ứ huyết).
Có 4 loại van tim – van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi:
- Van ba lá: nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải.
- Van động mạch phổi: nằm giữa tâm thất phải và động mạch phổi.
- Van hai lá: nằm giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái.
- Van động mạch chủ: nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh van tim
Có hai loại bệnh van tim: bẩm sinh hoặc mắc phải.
– Bẩm sinh:
Bất thường của van tim xuất hiện ngay từ khi mới sinh ra, ví dụ như hẹp van động mạch chủ do van động mạch chủ hai lá, hẹp van hai lá do van hai lá hình dù, hở van hai lá do xơ lá van, hở van ba lá trong bệnh Ebstein….
– Mắc phải:
+ Thấp tim là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh van tim ở Việt Nam. Thấp tim có nguyên nhân là vi khuẩn liên cầu beta tan huyết nhóm A.
+ Biến chứng của nhồi máu cơ tim gây đứt cơ nhú, đứt dây chằng (cột cơ) gây hở van tim…
+ Viêm nội tam mạc nhiễm trùng gây thủng van, đứt dây chằng gây hở van.
+ Suy yếu của các tổ chức dưới van gây hở van tim.
+ Các bệnh hệ thống gây xơ hóa van như trong bệnh lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.
+ Các nguyên nhân khác: Thoái hóa van ở người cao tuổi, chấn thương u carcinoid, lắng đọng mucopoly saccharrd, hội chứng takayahu…
Các triệu chứng gây nên bệnh van tim
Một số người bị bệnh van tim có thể không có triệu chứng trong nhiều năm. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh van tim có thể là:
- Âm thanh bất thường (tiếng thổi của tim) khi bác sĩ lắng nghe nhịp tim bằng ống nghe
- Mệt mỏi
- Khó thở, đặc biệt là khi bạn hoạt động mạnh hoặc khi bạn nằm xuống
- Sưng ở mắt cá chân và bàn chân
- Chóng mặt
- Ngất xỉu
- Nhịp tim không đều
Các yếu tố rủi ro bệnh van tim
Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh van tim, bao gồm:
- Tuổi cao
- Tiền sử mắc một số bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến tim
- Tiền sử một số dạng bệnh tim hoặc đau tim
- Huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim
- Tình trạng tim lúc mới sinh (bệnh tim bẩm sinh)
Các biến chứng của bệnh van tim
Bệnh van tim có thể gây ra nhiều biến chứng, chẳng hạn như:
- Suy tim
- Đột quỵ
- Các cục máu đông
- Nhịp tim bất thường
- Tử vong
Lời khuyên cho người bệnh van tim
– Bạn cần biết mức độ và tình trạng hiện tại bệnh van tim của mình.
– Cần nói với bác sĩ và nha sĩ về bệnh van tim của mình trong mỗi lần khám chữa bệnh.
– Khi có các triệu chứng của nhiễm trùng như sốt, đau họng, đau nhức mình mẩy…. cần khám ngay và điều trị chống nhiễm trùng tích cực.
– Vệ sinh răng miệng thường xuyên, loại bỏ cao răng, chăm sóc tốt răng và nướu.
– Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Tái khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng ăn, uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.
Nguồn tham khảo: