Site icon Medplus.vn

BỆNH VIÊM HẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cùng Medplus tìm hiểu các thông tin cần thiết về căn bệnh viêm hạch là gì bạn đọc nhé!

1. Bệnh viêm hạch bạch huyết là gì?

Hạch bạch huyết là các nốt nhỏ nằm rải rác khắp cơ thể. Chúng được nối với nhau bởi hệ mạch, đưa các tế bào bạch huyết lưu thông toàn bộ cơ thể. Hệ bạch huyết tham gia vào cơ chế miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của yếu tố gây bệnh. Hạch chứa các tế bào bạch cầu, xác vi khuẩn và các sản phẩm thải của quá trình bạch huyết bảo vệ cơ thể.

Viêm hạch bạch huyết là thuật ngữ y học dùng để chỉ sự sưng to một hay một vài hạch bạch huyết trong cơ thể. Viêm hạch này thường là kết quả của một sự nhiễm trùng từ một nơi khác trong cơ thể. Sự tăng sinh và tăng hoạt động của bạch huyết khiến hạch to hơn và có thể gây đau, khó chịu.

Bệnh có thể là một trong hai loại:

  • Khu trú: đây là tình trạng viêm thường gặp nhất. Phản ứng viêm xảy ra ở một hoặc một vài hạch lân cận vùng nhiễm trùng. Ví dụ như viêm amidan có thể sưng to hạch bạch huyết ở cổ.
  • Lan tỏa: xảy ra ở 2 hay nhiều nhóm hạch bạch huyết trong cơ thể. Lúc này, người bệnh có thể bị nhiễm trùng máu hoặc đang mắc một bệnh khác ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể.

2. Bệnh ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?

Hạch bạch huyết là một thành phần của hệ thống bảo vệ cơ thể. Khi hạch này bị viêm, sức phòng vệ của cơ thể cũng yếu hơn. Lúc đó, cơ thể dễ dàng mắc bệnh hơn. Sự suy yếu này dẫn đến sự xâm nhập dễ dàng của vi trùng vào các cơ quan khác trong cơ thể. Các ổ nhiễm có thể tạo mủ, gây viêm mô tế bào, tắc tĩnh mạch do chèn ép và nhiều biến chứng khác.

3. Những biểu hiện của viêm hạch bạch huyết

Hạch sưng to là đặc điểm thường gặp nhất. Một số vị trí khi hạch sưng to có thể sờ, cảm nhận được như là ở cổ, dưới cánh tay hoặc ở vùng bẹn

Các đặc điểm khác khi hạch viêm

  • Đau khi chạm vào vùng hạch sưng to.
  • Da đỏ, nóng vùng hạch viêm.
  • Hạch mềm chứa đầy mủ (apxe).
  • Hạch chảy dịch ra da.

Triệu chứng khác liên quan

Ngoài ra, khi hạch bạch huyết viêm còn kéo theo các triệu chứng khác. Các triệu chứng này tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng ban đầu và vùng hạch bị tổn thương:

  • Sốt.
  • Các triệu chứng hô hấp trên: chảy nước mũi, đau họng.
  • Nhức đầu.
  • Đổ mồ hôi đêm.

Các triệu chứng của viêm hạch có thể tương tự và dễ gây lầm lẫn với các bệnh khác.

Khi những triệu chứng và bệnh sử không rõ ràng, chúng ta có thể làm các cận lâm sàng. Những xét nghiệm có thể cần thiết để giúp chẩn đoán

  • Xét nghiệm máu để tìm bằng chứng nhiễm trùng.
  • Kiểm tra hình ảnh học: X-quang hoặc CT Scan khi nghi ngờ vùng khởi nguồn nhiễm trùng.
  • Sinh thiết hạch bạch huyết: lấy một mẫu mô của hạch bạch huyết đang viêm đem kiểm tra. Kết quả khẳng định được có viêm hay không cũng như nguyên nhân gây viêm hạch bạch huyết.

4. Điều trị viêm hạch bạch huyết

Viêm hạch bạch huyết thường khởi nguồn từ nhiễm trùng một cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh có thể lan sang các nhóm hạch lân cận và những bộ phận khác của cơ thể. Vì vậy, điều trị viêm hạch dựa vào xác định nguồn lây nhiễm này và điều trị nhanh chóng.

Điều trị viêm hạch bạch huyết có thể bao gồm:

  • Kháng sinh dùng qua đường uống hoặc thuốc tiêm để chống nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Giảm đau và hạ sốt,
  • Thuốc kháng viêm và chườm khăn nóng ẩm giúp giảm sưng.

Trong phần lớn trường hợp, tuân thủ điều trị đúng cách giúp hết viêm hạch. Tuy nhiên, hạch sưng trở về bình thường mất nhiều thời gian hơn

Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh, đặc biệt là các đối tượng nguy cơ cao ở trên. Tuy nhiên, chúng ta có thể chủ động đề phòng viêm bằng cách:

  • Đi khám ngay khi thấy dấu hiệu nhiễm trùng hoặc có nốt u sưng đau dưới da.
  • Làm sạch bất kỳ vết trầy xước hoặc vết thương trên da.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
  • Ăn uống lành mạnh, tập thể dục nâng cao sức khỏe.

Hạch bạch huyết đóng vai trò như hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Khi bị viêm hạch, hệ miễn dịch sẽ yếu đi và vi khuẩn sẽ tấn công nhanh hơn vào các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, cần nhanh chóng xác định và điều trị nguyên nhân gốc gây nhiễm trùng. Khi đó, quá trình viêm hạch bạch huyết sẽ được ngăn ngừa và thoái lui.

 

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về các thông tin cần biết về bệnh viêm hạch là gì nhé, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết để hạnh phúc với gia đình hơn bạn đọc nhé.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version