Site icon Medplus.vn

BỆNH VIÊM NANG LÔNG VÙNG KÍN LÀ GI

Cùng Medplus tìm hiểu về bệnh viêm nang lông vùng kín là gì bạn đọc nhé!

1. Bệnh viêm nang lông vùng kín là gì?

Viêm nang lông có thể xuất hiện ở bất cứ phần nào trên cơ thể, bao gồm cả viêm nang lông vùng kín. Khi mắc viêm nang lông ở bộ phận sinh dục hay còn gọi là viêm nang lông mu, người bệnh sẽ thấy vùng kín xuất hiện một số nốt mụn mủ nhỏ, khu trú ở nang lông.

2. Nguyên nhân bệnh viêm nang lông vùng kín

Cả nam giới và nữ giới đều có thể mắc viêm nang lông vùng kín do:

  • Nhiễm trùng có thể do vi khuẩn, thường là do Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn), do virus hoặc nấm.
  • Các nang bị nhiễm ban đầu có thể xảy ra do một sợi lông mọc ngược, gây ra bởi một khối nang bị tắc nghẽn do mồ hôi và tế bào da chết. Viêm nang lông sinh dục phổ biến hơn ở những vùng cơ thể có lông cứng và thường xuyên cạo. Ở vùng kín, lông thô hơn, da nhạy cảm hơn và nguy cơ nhiễm vi khuẩn từ dao cạo hoặc các sản phẩm tẩy lông cao hơn các bộ phận khác trên cơ thể.
  • Quần áo chật và quần lót co giãn làm tăng ma sát giữa da và quần áo, kết hợp với mồ hôi từ tập thể dục hoặc thậm chí chỉ cần đi bộ liên tục, tạo ra môi trường lý tưởng cho viêm nang lông xảy ra.
  • Bồn tắm nước nóng bẩn cũng có thể gây viêm nang lông do vi khuẩn phát triển mạnh trong nước nóng. Hãy làm sạch ở khu vực giữa hai chân và xung quanh âm đạo sau khi quan hệ tình dục và sau khi sử dụng bồn nước nóng để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng nang lông.
  • Một số phụ nữ cũng có thể gặp phải tình trạng viêm nang lông âm hộ cao hơn trong kỳ kinh nguyệt, nguyên nhân do sự thay đổi nồng độ hormone.

3.Triệu chứng viêm nang lông vùng kín

Viêm nang lông âm đạo biểu hiện giống như mụn nhọt ở đùi trong, môi âm hộ và vùng gò mu của phụ nữ.

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm nang lông bao gồm:

  • Các cụm mụn nhỏ màu đỏ hoặc mụn đầu trắng phát triển xung quanh nang lông.
  • Có khối sưng lớn.

Người bệnh nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng viêm lan rộng hoặc các dấu hiệu và triệu chứng không biến mất sau một vài ngày.

Nếu không được điều trị, viêm nang lông có thể phát triển thành mụn nhọt hoặc hậu bối. Đây là những nhiễm trùng lớn hơn dưới da, có thể biến chứng thành áp xe. Ở người có miễn dịch bình thường bệnh có thể tự khỏi, trường hợp bóp nặn hoặc ở những người suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng có thể lan rộng, gây các ổ áp xe lớn.

4. Điều trị viêm nang lông sinh vùng kín

Phương pháp điều trị viêm nang lông phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Với mức độ nhẹ chỉ cần điều trị bằng các thuốc sát khuẩn tại chỗ hoặc kháng sinh bôi, trường hợp nặng có biến chứng cần dùng kháng sinh đường toàn thân.

Trong một số trường hợp khác, cần phải điều trị bằng:

  • Tiểu phẫu: Trường hợp biến chứng thành nhọt hoặc áp xe, bác sĩ có thể rạch một đường nhỏ để dẫn lưu mủ. Kỹ thuật này có thể làm giảm đau, tăng tốc độ phục hồi. Sau đó, bác sĩ sẽ che phủ khu vực này bằng gạc vô trùng trong trường hợp mủ tiếp tục chảy ra.
  • Triệt lông bằng laser. Nếu các phương pháp điều trị khác thất bại, triệt lông bằng laser hoặc ánh sáng IPL có thể giúp hạn chế tái phát bệnh. Phương pháp này đắt tiền và phải thực hiện nhiều lần. Phương pháp này sẽ làm giảm mật độ của lông trong khu vực được điều trị. Các tác dụng phụ của phương pháp này bao gồm da bị đổi màu, herpes…

Ngăn ngừa nang lông bị nhiễm trùng ở vùng lông mu bằng việc vệ sinh đúng cách, bao gồm rửa thường xuyên vùng kín bằng xà phòng nhẹ và nước ấm. Không dùng chung khăn tắm và thay khăn tắm thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ, đặc biệt nữ giới cần vệ sinh âm đạo tốt trong kỳ kinh do thay đổi nội tiết tố không những làm cho da nhạy cảm hơn mà còn có dễ bị nhiễm trùng nang lông.

Nếu cạo lông cần vệ sinh vùng da trước khi cạo, nên sử dụng dao cạo dùng 1 lần, bôi kem dưỡng sau khi cạo lông. Bạn cũng có thể xem xét các phương pháp tẩy lông thay thế, chẳng hạn như gel tẩy lông hoặc tẩy lông bằng laser.

Viêm nang lông sinh dục dễ dàng ngăn ngừa bằng cách vệ sinh và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là một số bệnh lây truyền qua đường tình dục nhất định có thể trông giống với vết sưng của viêm nang lông vùng kín hoặc mụn vùng kín. Bạn cần đến khám chuyên khoa da liễu nếu bệnh thường xuyên tái phát, hoặc các tổn thương gây đau và lâu khỏi.

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về căn bệnh viêm nang lông vùng kín, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version