Cùng Medplus tìm hiểu những thông tin cận kẽ hơn về những căn bệnh xã hội bạn đọc nhé!
1. Bệnh xã hội là gì?
Bệnh xã hội là những căn bệnh cực kì nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng phức tạp nếu không được khám và điều trị sớm. Để nhanh chóng nhận biết và bảo vệ bản thân trước những nguy hại của bệnh, người bệnh nên tiến hành đến các cơ sở y tế chuyên khoa để xét nghiệm cụ thể ngay khi phát hiện những triệu chứng bệnh xã hội điển hình hoặc những dấu hiệu bất thường.
2. Triệu chứng bệnh xã hội
Bệnh xã hội thường được biết đến là những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục có mức độ ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe người bệnh và có tác động sâu rộng đến các mặt đời sống xã hội. Thông thường khi mắc phải các bệnh xã hội, bệnh nhân thường rất lo sợ và thiếu tự tin trước cuộc sống, đặc biệt đối với những ai có các triệu chứng biểu hiện rõ ràng ngoài cơ thể.
Ở giai đoạn đầu của các bệnh xã hội thường rất khó phát hiện dấu hiệu bệnh, do thời gian ủ bệnh khá dài và không phải ai cũng giống nhau.
3. Nguyên nhân bệnh xã hội
Người có lỗi sống tình dục không lành mạnh, không sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, quan hệ tình dục quá độ.
Người quan hệ tình dục với nhiều người, có quan hệ tình dục và tiếp xúc thân mật với những bạn tình có nguy cơ cao mắc bệnh như gái mại dâm, gái gọi.
Người có mối quan hệ đồng tính giữa nam với nam, nữ với nữ và quan hệ tình dục bằng các hình thức đặc thù như bằng tay, miệng, dụng cụ tình dục.
4. Những bệnh xã hội điển hình trong cuộc sống
Những người có triệu chứng bệnh xã hội biểu hiện rõ ràng. Cụ thể như sau:
Sùi Mào Gà:
- Có những nốt sùi tại bộ phận sinh dục, những nốt sùi này phát triển to hơn, nổi rõ lên bề mặt da nhìn như bông súp lơ.
- Cơ quan sinh dục có dấu hiệu ngứa, đau rát, chảy máu nhất là khi quan hệ tình dục.
Bệnh Lậu:
- Nóng rát và đau đớn mỗi lần đi tiểu, đi tiểu nhiều, dương vật, tinh hoàn sưng đỏ ở nam giới và tiết dịch âm đạo ở nữ giới.
- Chảy mủ ở bộ phận sinh dục, kèm theo triệu chứng viêm họng kéo dài.
Giang Mai:
- Hình thành các săng giang mai gây đau bởi những vết loét tại bộ phận sinh dục hoặc khoang miệng, nơi tiếp xúc với mầm bệnh.
- Săng giang mai có hình tròn hoặc bầu dục, màu đỏ không ngứa, không có mủ, ngoài ra người bệnh còn nổi hạch hai bên bẹn.
Mụn rộp sinh dục:
- Xuất hiện mụn nước mọc tại bộ phận sinh dục, có thể riêng lẻ hoặc tập trung thành từng chùm.
- Những mụn nước này dễ vỡ, chảy nước và lở loét gây đau đớn cho người bệnh
Các phương pháp xét nghiệm bệnh xã hội được xử dụng nhiều trong cuộc sống hiện nay:
- Xét nghiệm mô bệnh: đây là trường hợp bạn đã có dấu hiệu điển hình của bệnh, các bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh trên bộ phận bị nhiễm rồi mang đi xét nghiệm. Các bác sĩ sử dụng kỹ thuật PCR nên cho kết quả chính xác và sớm nhất có thể.
- Xét nghiệm dịch: đối với những bệnh như lậu và giang mai hay sùi mào gà ở nữ thì chỉ cần lấy chất dịch tiết ra tại vùng kín của nam và nữ. Mang đi kiểm tra sẽ giúp phát hiện được mầm bệnh có trong dịch từ đó quá trình xét nghiệm diễn ra nhanh chóng, đơn giản hơn.
- Xét nghiệm máu, nước tiểu: xét nghiệm này dành cho những người chỉ nghi ngờ mình mắc bệnh hoặc lo sợ mình dính phải bệnh xã hội mà không biết. Các bác sĩ sẽ lấy máu, một số người sẽ lấy nước tiểu để mang đi kiểm tra. Đây là cách chẩn đoán bệnh chính xác khi người xét nghiệm có nhiễm virus.
Tuy bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin về các căn bệnh xã hội, nhưng mà để cho chính xác hơn bạn đọc nên đến cơ sở y tế gần nhất để gặp chuyên gia để được tư vấn về các căn bệnh xã hội mà bạn đang nghi ngờ một cách chính xác nhất nhé, để có thể biết được mà điều trị bệnh xã hội kịp thời..
Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về căn bệnh xã hội là gì, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :