Site icon Medplus.vn

BÉO PHÌ LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cùng với Medplus tìm hiểu về căn bệnh béo phì là gì? bạn đọc nhé!

Béo phì là những từ quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta nhưng thật sự liệu ta có hiểu rõ thật sự về căn bệnh đó! Và liệu nó có để lại cho cơ thể những tác hại như thế nào ? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu béo phì là gì nhé

Béo phì là gì

1.Béo phì là gì ?

Chủ động tìm hiểu béo phì là gì? Để có phương pháp phòng ngừa hợp lí bạn nhé!

Béo phì là gì? Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe.

Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường thường một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ dao động trong giới hạn nhất định. “Cân nặng nên có” của mỗi người thường ở vào độ tuổi 25-30.

Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI) để nhận định tình trạng gầy béo.

Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp và ung thư. Nỗi lo béo phì làm mọi người cảm thấy tự ti về bản thân mình.

Hiện nay, Ở Việt Nam tỷ lệ thừa cân và béo phì khoảng 5,6%, 6,5% ở các thành phố lớn; 10,7% ở lứa tuổi 15-49 và 21,9% ở lứa tuổi 40-49. Tỷ lệ béo phì ở trẻ học sinh tiểu học Hà Nội là 4,2% (2013) và 12,2% ở thành phố Hồ Chí Minh (2013).

2. Nguyên nhân béo phì là gì ?

Béo phì là gì

Vậy những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh béo phì là gì?

Việc cơ thể ăn nhiều calo hơn lượng calo đốt cháy trong hoạt động hàng ngày và tập thể dục, có thể dẫn đến béo phì. Theo thời gian, lượng calo sẽ ngày một tăng thêm và gây tăng cân.

Ngoài nguyên nhân chính đến từ việc lượng calo nạp vào và lượng calo thải ra hàng ngày thì nguyên nhân gây béo phì còn đến từ một số yếu tố mà bạn không thể kiểm soát được bao gồm:

3. Điều trị béo phì

Béo phì là gì

Biết nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì chúng ta có thể từ đó mà điều trị được bệnh

Để giảm cân nặng về mức cho phép đòi hỏi nhiều thời gian. Người bệnh cần được bác sỹ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Ăn kiêng

Chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sỹ sẽ tư vấn, thiết kế một chế độ dinh dưỡng giảm cân phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ này và không nên nóng vội.

Người bệnh tuyệt đối không tự áp dụng theo chế độ ăn kiêng tự tìm hiểu hoặc ăn kiêng một cách tiêu cực, thậm chí là nhịn ăn. Bởi ăn kiêng giảm cân sai cách có thể dẫn tới:

Tập luyện giảm cân

Béo phì là gì

Để giảm khoảng 0,5kg chất béo, cần đốt cháy 3.500 calo. Tập luyện cũng là một lựa chọn giúp bạn đốt cháy lượng calo dư thừa.

Thuốc giảm cân

Bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm cân trong những trường hợp sau:

Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giảm cân để uống cùng với việc kết hợp chế độ ăn kiêng, tập luyện, ví dụ như:

Thuốc giảm cân cần được sử dụng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc. Bởi loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ như:

Phẫu thuật

Phẫu thuật làm giảm kích thước của dạ dày sẽ giúp người bệnh giảm nhu cầu ăn uống. Loại phẫu thuật này là lựa chọn cuối cùng của bác sĩ, thường được chỉ định cho những người không thể cắt giảm khẩu phần ăn của mình.

4. Phòng tránh béo phì

Sau khi đã tìm hiểu được béo phì là gì? Bạn nên tìm các phương pháp khỏe mạnh để phòng tránh béo phì

Thay đổi chế độ ăn uống tránh béo phì

Khi giảm béo, protein được coi là vua của chất dinh dưỡng. Một chế độ ăn kiêng có hàm lượng protein cao có thể tăng sự trao đổi chất của bạn lên đến 80-100 calo mỗi ngày và có thể giúp bạn cảm thấy no và giảm sự thèm ăn.

Các loại thực phẩm có chứa Protein cao như: Bơ lạc, trứng, sữa,…

Không chỉ gây béo phì, đường còn là nguyên nhân của các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, ung thư. Chính vì vậy bạn nên giảm thiểu các thực phẩm chứa quá nhiều đường.

Đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều đường được chế biến sẵn như ngũ cốc ăn sáng, bánh mì ngọt, bánh ngọt và bánh quy…

Các thực phẩm nguyên chất như trái cây và rau xanh, các sản phẩm từ sữa như sữa chua nguyên chất, trứng và phô mai… sẽ cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần để hoạt động bình thường.

Uống nhiều nước sẽ giúp chống béo phì. Uống 0,5 lít nước mỗi ngày có thể làm tăng 24%-30% lượng calo đốt cháy trong một giờ.

Đặc biệt, uống nước trước bữa ăn cũng có thể dẫn đến giảm lượng calo bởi uống nhiều nước giúp xả chất độc ra khỏi cơ thể và giảm đầy hơi.

Lượng calo lỏng đến từ các loại đồ uống như nước ép trái cây, nước ngọt có đường và đồ uống năng lượng,… đều tăng nguy cơ béo phì.

Một nghiên cứu ghi nhận những loại đồ uống này tăng 60% nguy cơ bệnh béo phì ở trẻ em.

Trà xanh là một loại nước giải khát tự nhiên có hàm lượng oxy hóa cao có khả năng giảm cân cho cơ thể.

Chất catechin trong trả xanh có thể hoạt động phối hợp với caffeine làm tăng cường quá trình đốt mỡ thừa lên đến 17%, đặc biệt là chất béo bụng.

Đây là một trong những lời khuyên giảm béo được áp dụng phổ biến nhất. Các loại chất xơ từ rau quả, đặc biệt là những loại rau nhiều nhớt làm tăng cảm giác no và giúp bạn kiểm soát được cân nặng trong thời gian dài.

Hãy bổ sung vào bữa ăn của mình các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc ăn sáng nguyên hạt, rau xanh, trái cây

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin để giải đáp Béo phì là gì ? Hy vọng có thể hỗ trợ cho bạn đọc thật nhiều trong cuộc sống

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp thêm nhiều bệnh:

Tìm hiểu từ nguồn: wikipedia

Exit mobile version