Bạn hay bị bầm tím dưới da không rõ nguyên nhân? Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của cơ thể về tình trạng sức khỏe mà bạn không hay biết.
Thông thường, tình trạng bầm tím chỉ xảy ra khi có sự va chạm mạnh, gây ra tình trạng vỡ mạch máu nhỏ dưới da. Nhưng đôi lúc trên da cũng sẽ xuất hiện những vết bầm mà bạn không thể truy tìm được nguyên nhân gây ra. Tại sao lại xuất hiện tình trạng kỳ lạ này, mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Medplus.
Nhóm đối tượng dễ xuất hiện vết bầm tím
Bầm tím là tình trạng có thể xuất hiện ở tất cả mọi người nhưng sẽ có một số đối tượng dễ bị bầm tím hơn. Nhóm đối tượng đó bao gồm:
- Người lớn tuổi: Cấu trúc bảo vệ của da và mô mỡ bảo vệ mạch máu sẽ suy yếu dần theo thời gian. Điều này làm cho lớp da trở nên mỏng hơn và dần mất đi một số lớp chất béo bảo vệ. Khiến cho các mạch máu khó tránh khỏi tình trạng tổn thương.
- Phụ nữ: Lượng chất béo và mạch máu ở nam giới và nữ giới có sự khác nhau. Ở nam giới, các mạch sẽ được bảo vệ chặt chẽ hơn nên ít bị tổn thương hơn.
- Di truyền: Những người mắc phải các rối loạn di truyền, chẳng hạn như Von Willebrand, ảnh hưởng đến khả năng đông máu và gây ra bầm tím.
Khi nào tình trạng bầm tím cần đến sự can thiệp của bác sĩ?
Bạn cần đến bệnh việc để được thăm khám khi xuất hiện những dấu hiệu bầm tím như sau:
- Thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím lớn. Những vết bầm này xuất hiện trên thân mình, lưng hoặc mặt mà không rõ lý do
- Dễ bị bầm tím và tiền sử chảy máu nhiều, chẳng hạn như trong quá trình phẫu thuật
- Bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới
- Có tiền sử gia đình dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.
Bị bầm tím không rõ nguyên nhân thường là do đâu?
Những nguyên nhân thường gặp
1. Tập luyện ở cường độ cao
Cơ bị căng sẽ làm tổn thương đến mô cơ sâu dưới da. Điều này có thể khiến mạch máu bị vỡ, lan ra khu vực xung quanh và dẫn đến tình trạng bầm tím.
2. Tác dụng phụ của thuốc
Những loại thuốc có thể là nguyên nhân gây bầm tím bao gồm:
- Thuốc chứa chất kháng đông máu như warfarin, clopidogrel và heparin
- Thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen (Advil), naproxen (Aleve), steroid (prednisone)
- Một số thuốc dùng để điều trị ung thư.
3. Tình trạng thiếu chất dinh dưỡng khiến da bị bầm tím
Vitamin đảm nhiệm vai trò có chức năng quan trọng trong máu. Chúng hỗ trợ hình thành các tế bào hồng cầu, giúp duy trì mức khoáng chất và giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C, vitamin K, sắt… sẽ dẫn đến tình trạng da hay bị bầm tím nhưng bạn lại không rõ nguyên nhân.
4. Tiểu đường
Bệnh tiểu đường không gây ra vết bầm tím nhưng nhưng căn bệnh này có thể khiến vết bầm tím tồn tại lâu hơn bình thường. Hãy lưu ý đến những dấu hiệu của bệnh tiểu đường để có thể tiến hành quản lý bệnh tốt hơn.
5. Hội chứng Von Willebrand
Von Willebrand là một hội chứng xảy ra khi máu không đông. Khi máu không đông như bình thường, việc di chuyển của máu sẽ trở nên khó khăn hơn. Khi máu bị kẹt lại dưới bề mặt da, nó sẽ tạo thành vết bầm.
6. Giảm tiểu cầu
Giảm tiểu cầu là tình trạng máu có số lượng tiểu cầu thấp hơn bình thường. Tình trạng này xảy ra có thể là do tủy xương không tạo đủ tiểu cầu, cơ thể tự phá hủy tiểu cầu hoặc lá lách chứa quá nhiều tiểu cầu. Tình trạng chảy máu bên ngoài thường là dấu hiệu đầu tiên của số lượng tiểu cầu thấp. Việc này có thể gây ra ban xuất huyết hoặc đốm xuất huyết. Ban xuất huyết là những vết bầm có màu tím, nâu, đỏ bầm. Chúng xuất hiện với tần xuất khá thường xuyên.
Những nguyên nhân ít gặp
1. Hóa trị liệu
Phương pháp hóa trị liệu hoặc xạ trị liệu có thể làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Bên cạnh đó, những người bị ung thư và gặp khó khăn trong việc ăn uống nên có thể bị thiếu hụt lượng vitamin, gây ảnh hưởng đến khả năng đông của máu.
2. U lympho không Hodgkin (ung thư hạch không Hodgkin)
U lympho không Hodgkin (ung thư hạch không Hodgkin) là bệnh ung thư bắt đầu từ các tế bào lympho, được biết đến là một phần của hệ thống miễn dịch. Khi bệnh lan đến tủy xương có thể làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Gây ảnh hưởng đến khả năng đông máu và dẫn đến tình trạng bầm tím hoặc chảy máu.
Những nguyên nhân hiếm gặp khiến da bị bầm tím không rõ nguyên nhân
1. Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP)
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) là chứng rối loạn đông máu. Nguyên nhân gây ra là do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tiểu cầu khỏe mạnh làm giảm lượng tiểu cầu trong máu. Người mắc bệnh ITP có thể bị bầm tím mà không có lý do rõ ràng.
2. Bệnh Hemophilia
Bệnh Hemophilia (Rối loạn đông máu di truyền), hay còn gọi bệnh máu khó đông khiến cho máu bị loãng, không đông lại được như bình thường. Có 3 loại bệnh Hemophilia: Bệnh Hemophilia A (do thiếu yếu tố VIII); bệnh Hemophilia B (do thiếu yếu tố IX); bệnh Hemophilia C (tình trạng hiếm gặp 5%).
3. Hội chứng Ehlers-Danlos
Hội chứng Ehlers-Danlos là một nhóm các rối loạn di truyền ảnh hưởng đến mô liên kết – chủ yếu là da, khớp và thành mạch máu. Những người mắc phải hội chứng này sẽ có các khớp mềm dẻo và da căng giãn, mỏng manh và dễ bị tổn thương. Điều này khiến cho vết bầm tím thường xuyên xuất hiện.
4. Hội chứng Cushing
Hội chứng Cushing (bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát) phát triển khi bạn có quá nhiều cortisol trong máu. Tình trạng có quá nhiều cortisol sẽ gây ra sự biến đổi bất thường ở cơ thể như khiến da mỏng đi và dễ bị bầm tím hơn.
Trên đây là tổng hợp những thông tin mà Medplus chia sẻ về các nguyên nhân gây ra những vết bầm tím “vô cớ” trên da. Khi gặp phải tình trạng nguy hiểm không ngờ này, bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết để có chuẩn đoán chính xác nhé. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: Bruises
Signs and Symptoms of Multiple Myeloma
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: