Site icon Medplus.vn

BỊ SỎI MẬT CÓ CHẾT NGƯỜI KHÔNG ?

Sỏi mật

Sỏi mật

Cùng medplus tìm hiểu sỏi mật là như thế nào? Liệu nó có gây nguy hiểm gì tới tánh mạng không bạn nhé!

sỏi mật

1.Sỏi mật là gì ?

Sỏi mật là các tinh thể rắn hình thành ở bên trong túi mật do tình trạng bão hòa quá mức của 1 trong 3 thành phần của dịch mật, bao gồm cholesterol, sắc tố mật (bilirubin) và muối canxi. Sỏi có thể có kích thước nhỏ như hạt cát hoặc to hơn quả bóng bàn.

Người bệnh có khi chỉ có một viên sỏi mật nhưng có khả năng có nhiều viên sỏi cùng lúc.

Túi mật là một cơ quan nhỏ có hình dạng như quả lê nằm ở bên bụng phải, bên dưới gan. Nhiệm vụ của cơ quan này là tiết ra một dịch tiêu hóa có tên gọi là dịch mật đổ vào trong ruột non giúp tiêu hóa chất béo.

Khi có sỏi hình thành bên trong túi mật hoặc ở đường dẫn mật có khả năng gây ra đau đớn và dẫn đến biến chứng. Trường hợp, sỏi gây tắc nghẽn đường dẫn mật có thể gây ra cơn đau đột ngột ở vùng bụng bên phải. Nếu các triệu chứng liên tục xuất hiện và không được điều trị, sỏi mật có khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm.

2.Nguyên nhân sỏi mật?

Có 3 nguyên nhân chính gây bệnh sỏi mật là sự mất cân bằng do sản xuất, vận chuyển dịch mật trong gan – nơi tiết ra dịch mật, ứ trệ dịch mật kéo dài, viêm đường mật và nhiễm khuẩn dịch mật.

Ngoài ra, yếu tố cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân gây sỏi mật rất khó điều trị triệt để.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển sỏi mật bao gồm:

Chức năng gan suy giảm (gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, men gan cao…) làm giảm chất chất lượng dịch mật

Nguyên nhân sỏi mật

3.Triệu chứng bị sỏi mật là như thế nào?

80% các trường hợp sỏi mật không có triệu chứng, đặc biệt là sỏi ở túi mật.

Một số người có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu mơ hồ như chán ăn, sợ mùi dầu mỡ hoặc đắng miệng, khô họng, buồn nôn, đầy trướng, chậm tiêu sau mỗi bữa ăn. 20% còn lại có triệu chứng khi đã bị biến chứng, với các dấu hiệu:

– Đau bụng: Các cơn đau quặn mật thường khởi phát sau bữa ăn nhiều dầu mỡ khoảng 30 phút, hoặc vào ban đêm khiến bạn mất ngủ. Vị trí đau ban đầu có thể hạ sườn phải, sau đó lan ra bả vai phải và ra sau lưng. Cơn đau có thể âm ỉ nhưng cũng có thể rất dữ dội, kéo dài vài giờ cho đến vài ngày.

– Sốt: Đau do sỏi mật thường kèm theo sốt do viêm đường mật, túi mật. Sốt có thể xảy ra trước, hoặc sau cơn đau, kéo dài vài giờ, có khi vài tuần, hàng tháng.

– Vàng da, vàng mắt: Triệu chứng này xảy ra sau đau và sốt 1 – 2 ngày do sỏi gây tắc mật, kèm theo ngứa, nước tiểu vàng, phân bạc. Vàng da mất đi chậm hơn so với đau và sốt.

Vì vậy, ngay khi phát hiện bị sỏi mật, dù đã có triệu chứng hay chưa, bạn cũng nên áp dụng sớm các giải pháp bài sỏi. Càng điều trị sớm, khả năng bài sỏi càng cao.

4.Chữa trị sỏi mật

Cách làm giảm cơn đau sỏi mật tạm thời:

Các giải pháp điều trị lâu dài:

Điều trị sỏi mật tùy thuộc thành phần sỏi và mức độ trầm trọng của bệnh. Có nhiều cách điều trị sỏi mật: dùng thuốc, dùng sóng rung động tán sỏi ngoài cơ thể, phẫu thuật gắp sỏi, thay đổi chế độ ăn. Nếu sỏi yên lặng không triệu chứng thì không điều trị, chỉ điều trị khi sỏi có triệu chứng, tuy nhiên sỏi ống mật phải điều trị dù không có triệu chứng.

Thuốc uống điều trị sỏi mật:

Do tính chất phức tạp về cấu tạo, vị trí, dạng sỏi nên không có thuốc điều trị chung cho tất cả các loại sỏi. Chỉ có sỏi cholesterol có thể được bào mòn bằng các thuốc có thành phần tương tự như acid mật.

Điều kiện để dùng thuốc uống trị sỏi mật:

Nên uống thuốc vào buổi chiều, vì buổi tối gan thường sản xuất ra dịch mật làm thúc đẩy quá trình tạo sỏi.

Điều trị sỏi mật bằng thuốc có thể kéo dài từ 3 tháng đến 2 năm, khả năng thành công  là 40-70%. Phụ nữ phải tránh có thai trong khi dùng thuốc.

Tán sỏi mật ngoài cơ thể:

Phương pháp này được sử dụng từ năm 1985. Mục đích của phương pháp này là làm giảm kích thước của sỏi mà không cần can thiệp phẫu thuật. Kỹ thuật này thích hợp cho sỏi mật đơn độc hay sỏi kẹt trong ống mật mà không thể lấy ra bằng phương pháp nội soi.

Tuy nhiên phương pháp bắn sỏi còn có hạn chế vì chỉ sử dụng cho một số bệnh nhân sau:

Sau khi bắn sỏi có thể dùng thuốc để hòa tan sỏi vụn, bệnh nhân có thể khỏi bệnh hoàn toàn sau vài tháng, tỉ lệ thành công khoảng 60-90%.

Phẫu thuật điều trị sỏi mật

Sỏi mật

Là phẫu thuật thông thường và an toàn, tuy nhiên ở một số bệnh nhân vẫn có thể có biến chứng. Khoảng 25% bệnh nhân vẫn còn triệu chứng khó chịu sau phẫu thuật. Vì vậy, nên điều trị sỏi mật bằng phương pháp bảo tồn, chỉ khi những phương pháp trên thất bại thì phẫu thuật là phương pháp sau cùng.

Ngày nay có thể lấy sỏi mật bằng thủ thuật nội soi, nhờ vậy tránh được cho bệnh nhân cuộc phẫu thuật lớn và rút ngắn thời gian nằm viện

Chế độ ăn uống lành mạnh

Điều này giúp giảm các triệu chứng sỏi mật như đầy hơi, khó tiêu, đồng thời ngăn ngừa một phần nguy cơ sỏi tăng kích thước.

Như vậy bị sỏi mật có thể chữa được tuy nhiên còn tùy thuộc vào tình trạng hiện tại của cơ thể để có thể đưa ra nhận xét là có chết người hay không.Để được an tâm và chính xác bạn nên đi đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn rõ hơn về tình trạng của cơ thể

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về sỏi mật, hy vọng có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức để chủ động chữa trị và phòng bệnh

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp thêm nhiều bệnh:

Exit mobile version